07 Bố Cục Trong Thiết Kế Nội Thất “Vàng” Nhất Định Phải Biết

Nắm được bố cục trong thiết kế nội thất là yêu cầu cơ bản để sở hữu không gian sống hài hòa, tiện nghi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu tường tận về vấn đề này. Những giải đáp chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tự tin hơn trong việc thiết kế, trang trí nội thất gia đình. Tuyệt đối đừng bỏ lỡ nhé!

1. Bố cục trong thiết kế nội thất là gì? 

Bố cục trong thiết kế nội thất là sự sắp xếp, bố trí từng yếu tố riêng biệt trong không gian: đồ đạc, màu sắc, ánh sáng,…. 

Bố cục trong thiết kế nội thất là gì
Bố cục trong thiết kế nội thất là sự sắp xếp các yếu tố trong không gian

Mục đích nhằm tạo ra một tổng thể cân đối – hài hòa, giàu thẩm mỹ, đầy đủ tiện nghi. Hơn nữa, còn có thể mang đến một không gian sống khác biệt, phản ánh được cá tính, phong cách sống của gia đình. 

2. Top 07 quy luật “vàng” về bố cục trong thiết kế nội thất 

Ngay dưới đây, Xây Dựng Á Âu sẽ giới thiệu 07 bố cục trong thiết kế nội thất quan trọng. Giúp bạn tự tin tạo được không gian sống trong mơ, tiện nghi và mang tính ứng dụng cao. 

2.1. Bố cục cân bằng (Balance)

Chúng ta thường dành sự chú ý đến sự đối xứng ở những thứ mà chúng ta bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Và bố cục trong thiết kế nội thất cân bằng được ứng dụng dựa trên xu hướng hành vi này. 

Trong thiết kế nội thất, bố cục cân bằng được thể hiện qua sự đối xứng, cân đối giữa các yếu tố trong không gian. Đó có thể là sự “cân bằng” về chiều cao – chiều rộng, cách bài trí nội thất, đồ trang trí hay bất kỳ yếu tố nào cấu thành không gian nội thất. 

Bố cục cân bằng

Bố cục cân bằng được phân thành 3 loại chính: 

Cân bằng đối xứng

Khi bước vào một không gian, nếu bạn thấy 2 nửa không gian nội thất có cách thiết kế tương tự nhau. Nửa bên phải/ nửa bên trên là “bản sao” của nửa bên trái/ nửa bên dưới thì chính là cân bằng đối xứng. 

cân bằng đối xứng
Cân bằng đối xứng có 2 nửa nội thất là “bản sao” của nhau

Đây là một những đặc điểm tạo nên tên tuổi trong phong cách thiết kế nội thất Cổ điển (Classic). Bạn có thể dễ dàng thấy những bức tranh, đèn bàn, khung ảnh, tượng,… thiết kế giống nhau đặt đối xứng trong phòng khách. Cách sắp xếp này cũng rất phù hợp với thiết kế nội thất phòng ngủ yêu cầu tính thư giãn cao. 

Cân bằng bất đối xứng

Bạn có thể tạo ra sự cân bằng cách sử dụng những đối tượng không giống nhau, nhưng lại tương đồng về hình ảnh hoặc kích thước. Đó chính là kỹ thuật để tạo nên bố cục cân bằng bất đối xứng. 

Bố cục này phù hợp hơn với các mẫu thiết kế nội thất hiện đại sáng tạo, mang lại cảm giác thú vị và mới mẻ cho không gian. Hoặc căn phòng có diện tích hạn chế, không đủ rộng. 

Tuy nhiên, thực hiện bố cục cân bằng bất đối xứng không phải là điều đơn giản. Đôi khi phải nhờ đến khả năng tính toán và con mắt thẩm mỹ của các chuyên gia thiết kế thi công nội thất. 

Cân bằng chiếc sofa lớn bên trái bằng 2 chiếc sofa nhỏ hơn

>>> Liên hệ ngay tới Hotline 0325 886 899 để nhận tư vấn miễn phí từ KTS Xây Dựng Á Âu 

Đối xứng tâm

Việc sắp xếp những yếu tố nội thất xung quanh một điểm trung tâm được hiểu là đối xứng tâm. Cầu thang xoắn ốc là ví dụ điển hình cho dạng cân bằng này. Bạn có thể ứng dụng chúng trong các thiết kế nội thất bếp với chiếc bàn ăn tròn chính giữa và sắp xếp hài hòa các nội thất khác xung quanh.

đối xứng tâm
Bố trí nội thất hài hòa xung quanh chiếc bàn (điểm trung tâm)

2.2. Bố cục Nhấn mạnh (Emphasis)

Một căn phòng sẽ trở nên nhàm chán, tẻ nhạt nếu thiếu đi sự độc đáo, đột phá. Đó chính là lý do tại sao bố cục trong thiết kế nội thất Nhấn mạnh lại được ưa chuộng. 

Nhấn mạnh là bố cục trong thiết kế nội thất tạo ra điểm nhấn (focal point), nhằm thu hút sự chú ý và sự tập trung trong không gian nội thất. Nguyên tắc tạo nên bố cục này nằm ở sự khác biệt về hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí,… của một chi tiết so với tổng thể. 

Bố cục nhấn mạnh
Bố cục nhấn mạnh giúp thu hút sự chú ý và tập trung

Ví dụ, bạn có thể bố trí một bức tranh thật lớn hay một mảng tường đầy nghệ thuật trong phòng khách. Điều này chắc chắn sẽ mang lại ấn tượng khó quên cho những vị khách ghé thăm. 

Bố cục nhấn mạnh
Tạo điểm nhấn bằng một bức tranh lớn hay mảng tường nghệ thuật

Song, mấu chốt quan trọng là bạn phải xác định được chính xác vị trí cần tạo điểm nhấn. Hãy tập trung vào một điểm nhấn duy nhất, tránh tạo quá nhiều chi tiết rườm rà gây rối mắt. 

bố cục điểm nhấn

2.3. Bố cục nhịp điệu (Rhythm) 

“Nhịp điệu” cũng là một bố cục trong thiết kế nội thất rất được ưa chuộng. Bố cục nhịp điệu ám chỉ sự điều hướng và dịch chuyển của các yếu tố trong không gian, mang lại “hiệu ứng thị giác” về một dòng chảy liên tục, êm đềm. Ví dụ điển hình chính là cách phối màu, kỹ thuật lặp trong thiết kế nội thất,…. 

Bố cục nhịp điệu

Từng yếu tố được phối hợp một cách nhịp nhàng, tương trợ nhau để tạo nên một “bản nhạc” hấp dẫn. Không gian sẽ trở nên lạc quẻ, thiếu liên kết và đồng nhất nếu không có bố cục này. 

bố cục nhịp điệu
Bố cục nhịp điệu mang lại cảm giác về một dòng chảy liên tục, êm đềm

Bố cục nhịp điệu được tạo nên từ 3 cách. Bạn có thể sử dụng một hoặc tất cả đề tạo nên một không gian thú vị và thu hút: 

Nhịp điệu lặp lại: sự lặp lại tạo của màu sắc, họa tiết, hoa văn,… 

Sử dụng chuỗi: sự thay đổi về hình dáng của nội thất. Ví dụ, sự chuyển đổi của ngăn bàn kích thước lớn đến nhỏ và ngược lại. 

Nhịp điệu liên tục: là việc hướng ánh nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác.  

bố cục nhịp điệu
Bố cục nhịp điệu chia thành 3 loại: liên tục, chuỗi, lặp lại

2.4. Bố cục cân xứng và tỷ lệ (Scale)

Bố cục đề cập đến việc tạo ra sự hài hòa về tỷ lệ (hình dạng, kích thước) của đồ vật với tổng thể không gian. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng để chọn vật liệu nội thất phù hợp cho gia đình. 

Bố cục cân xứng và tỷ lệ 
Tạo ra sự hài hòa về tỷ lệ của đồ vật với tổng thể không gian

Căn cứ vào chiều cao – chiều rộng – chiều sâu của không gian và nội thất mà KTS của Xây Dựng Á Âu sẽ đưa ra những thiết kế hợp lý. Ví dụ, bạn không thể đặt chiếc giường quá to trong một căn phòng nhỏ và ngược lại. Bằng không, không gian sẽ trở nên vô cùng kệch cỡm và thiếu mạch lạc.

bố cục kích thước và tỷ lệ

2.5. Bố cục đồng nhất (Quy luật hài hòa) 

Bố cục đồng nhất nghĩa là sự hài hòa, đồng nhất về tất cả các mặt trong nội thất: hình dáng, màu sắc, vật liệu, cách sắp xếp,… Không gian không có sự phá cách hay vượt quá tỷ lệ mà tạo thành một mạch liên tục. Hoàn toàn với trái ngược với Nhấn mạnh – một bố cục trong thiết kế nội thất nêu trên. 

Bố cục đồng nhất

Nếu bạn yêu thích sự yên bình, thư giãn thì bố cục đồng nhất sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Những công trình có diện tích hạn chế như thiết kế nội thất nhà phố, chung cư,… cũng rất phù hợp với bố cục này. 

Bố cục đồng nhất
Bố cục đồng nhất nghĩa là sự hài hòa về tất cả các mặt nội thất

2.6. Bố cục màu sắc cơ bản 

60 – 30 – 10 là nguyên tắc phối màu “vàng”, được áp dụng trong hầu hết thiết kế nội thất:

    • 60% màu sắc chủ đạo (tường, trần, vách,…) 
    • 30% màu sắc để trang trí, bao gồm cả nội thất 
    • 10% làm màu điểm nhấn 
bố cục màu sắc
60 – 30 – 10 là nguyên tắc phối màu “vàng” trong mọi thiết kế

Bên cạnh đó, bạn còn có thể “hô biến” căn phòng trở nên cao hơn, rộng hơn, nhỏ hơn hoặc thấp hơn bằng nghệ thuật sắp xếp màu sắc: 

    • Mở rộng không gian: sử dụng các tông màu sáng có khả năng phản chiếu ánh sáng như: trắng, kem, vàng nhạt,… 
    • Thu gọn không gian: các màu sắc mạnh giúp căn phòng trở nên ấm cúng và nhỏ gọn hơn. 
    • Nâng trần, nâng cao không gian: sơn tường trần màu trắng và sơn tường nhà tối hơn màu trần để tạo cảm giác trần cao hơn. 
    • Hạ trần: dùng gam màu trần tối hơn màu tường. Hoặc việc để lộ kết cấu vật liệu cũng giúp trần nhà của bạn thấp hơn đáng kể. 
Hạ trần
Để lộ kết cấu vật liệu giúp trần nhà của bạn thấp hơn đáng kể
    • Nới rộng không gian: để nới rộng khu vực hành lang hoặc căn phòng hẹp, bạn có thể dùng màu sơn tối hơn cho phần trần nhà và bức tường phía sau. 
    • Thu hẹp không gian: sơn màu tối cho hai bức tường đối diện và dùng màu sáng cho nền và trần nhà sẽ làm thu hẹp không gian về mặt thị giác. Phương pháp này được sử dụng cho những không gian mất cân đối. 
    • Rút ngắn không gian: dùng màu sơn tối cho bức tường phía sau, giữ màu sơn sáng cho các bức tường khác là giải pháp hữu hiệu 
    • Cắt ngắn bức tường: sơn màu tối hơn vào phần bên dưới bức tường 
cắt ngắn chân tường
Sơn màu tối vào phần dưới giúp bức tường trông ngắn hơn

2.7. Bố cục tương phản 

Đây cũng là một bố cục trong thiết kế nội thất giúp kích thích thị giác để người nhìn tập trung hơn vào không gian. Bố cục tương phản được thiết lập khi có hai hoặc nhiều yếu tố đối lập nhau. 

Bố cục tương phản
Bố cục tương phản được thiết lập khi có hai hoặc nhiều yếu tố đối lập nhau

Đó có thể là sự tương phản về màu sắc (nóng – lạnh), chất liệu (mềm mịn – thô ráp), đường nét (cong – thẳng), hình khối (đặc – rỗng, lớn – nhỏ), hình dáng (tròn – vuông),… Bố cục tương phản có thể mang đến một hiệu ứng đáng kinh ngạc nếu bạn biết vận dụng một cách thông minh. 

Bố cục tương phản
Sự tương phản màu sắc (nóng – lạnh) giúp căn phòng sinh động hơn  

Không chỉ với KTS, mà gia chủ cũng cần trang bị những kiến thức liên quan đến bố cục trong thiết kế nội thất. Mong rằng những thông tin trên của Xây Dựng Á Âu sẽ giúp bạn sở hữu một không gian sống hoàn hảo, như ý. Để được tư vấn miễn phí chuyên sâu về dự án của mình, vui lòng liên hệ tới Hotline 0325 886 899.