Chọn Vật Liệu Nội Thất: 20 Loại Phổ Biến Trong Nhà Ở Hiện Nay

Chọn vật liệu nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự lộng lẫy, tiện nghi cho công trình. Tuy nhiên, hiện nay có hàng nghìn loại vật liệu khác nhau, tạo nên sự khó khăn khi lựa chọn. Bài viết sau sẽ cập nhật 20 vật liệu nội thất phổ biến để bạn có thể lựa chọn theo nhu cầu và ngân sách của mình. 

1. Phân loại vật liệu nội thất phổ biến hiện nay 

Vật liệu nội thất được hiểu là những thứ hình thành nên các thành phần nội thất: đồ đạc, trang trí, bao che,… mà con người có thể tiếp xúc và cảm nhận trực tiếp trong không gian thực. 

Phân loại vật liệu nội thất
Vật liệu nội thất là những thứ hình thành nên thành phần nội thất

Qua quá trình phát triển, vật liệu nội thất ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Thị trường hiện nay có hàng nghìn loại vật liệu khác nhau, nhưng tựu chung lại thì được phân thành 2 loại chính:  

1.1. Vật liệu nội thất truyền thống 

Đây là những vật liệu xuất hiện từ xa xưa và có nguồn gốc tự nhiên. Gồm 2 loại chính: 

Vật liệu tự nhiên: là vật liệu được giữ nguyên hình dạng vật chất trong tự nhiên, nhưng được gia công hình dáng. Chẳng hạn như: gỗ, đá, da, vải vóc,… 

Vật liệu tự nhiên chuyển đổi: là vật liệu từ tự nhiên nhưng đã có sự thay đổi tính chất (hóa, lý, cơ, hình dáng…) thông qua quá trình sản xuất. Ví dụ như gạch nung, gốm sứ, kim loại, bê tông. 

Vật liệu truyền thống xuất hiện hầu hết tại các công trình nên rất dễ tìm, dễ mua. Chúng được gia công khá đơn giản, dễ phân hủy hoặc tái chế nên còn được gọi là vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường. Dù giá thành thường cao nhưng vẫn được ưu tiên sử dụng do sự ấm áp, thân thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức con người. 

Chọn Vật liệu nội thất truyền thống 
Vật liệu nội thất truyền thống xuất hiện từ xa xưa và có nguồn gốc tự nhiên

1.2. Vật liệu nội thất công nghiệp 

Vật liệu công nghiệp ra đời khi kỷ nguyên công nghiệp hóa bắt đầu, bao gồm 2 dòng chính: 

Vật liệu nhân tạo: được sản xuất thông qua quá trình công nghiệp từ những nguyên liệu nhân tạo, không có trong tự nhiên. Đa phần đều có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá: nylon, epoxy, polyester, composite,… 

Vật liệu công nghiệp: được tạo thành từ nguyên liệu truyền thống cùng phụ gia. Hoặc cũng có thể được tạo thành qua quá trình gia công bằng công nghệ hiện đại: gỗ ép, tấm thạch cao, gạch ceramic,… 

Vật liệu công nghiệp được xem là những vật liệu mới, ra đời để khắc phục những hạn chế của vật liệu truyền thống. Hoặc dùng để “giả trang” những vật liệu truyền thống có công dụng tương đương với chi phí thấp hơn đáng kể. 

Vật liệu nội thất công nghiệp
Vật liệu công nghiệp ra đời khi kỷ nguyên công nghiệp hóa bắt đầu

2. Top  20 vật liệu nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay 

Cùng Xây Dựng Á Âu điểm qua 20 loại vật liệu nội thất phổ biến, được các gia chủ ưa chuộng nhất hiện nay:  

2.1. Vật liệu gỗ

Gỗ là vật liệu nội thất lâu đời và không thể thiếu trong các công trình Việt. Xét về cả số lượng lẫn chất lượng, gỗ luôn đứng trong top đầu vật liệu nội thất được sử dụng nhiều nhất. 

Gỗ tự nhiên 

Các món đồ từ gỗ tự nhiên luôn gây ấn tượng bởi độ bền và vẻ đẹp sang trọng, tinh tế vượt thời gian. Ngày nay, việc sử dụng gỗ tự nhiên còn là một cách thể hiện đẳng cấp, vị thế của chủ nhân. Gỗ sồi, xoan đào, gỗ hương, gỗ tần bì, gỗ thông, gỗ veneer óc chó, gỗ mít,… là những dòng gỗ được sử dụng nhiều nhất trong nội thất. 

Vật liệu có thể linh hoạt chế tác thành nhiều loại nội thất khác nhau: sàn nhà, bàn, ghế, tủ, đồ trang trí,… Không những an toàn cho sức khỏe người dùng, mà còn có tính phong thủy cao. Nhược điểm duy nhất là giá thành khá cao và phải bảo quản đúng cách để duy trì tuổi thọ dài lâu cho gỗ. 

>> Xem thêm: [Giải đáp] Làm Nhà Gỗ Trọn Gói Hết Bao Nhiêu Tiền?

Vật liệu gỗ
Gỗ tự nhiên luôn gây ấn tượng bởi độ bền và vẻ đẹp sang trọng

Gỗ công nghiệp 

Gỗ công nghiệp là một trong những giải pháp hoàn hảo để thay thế cho gỗ tự nhiên. Vật liệu được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiết kiệm thời gian, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.  

Gỗ công nghiệp MDF phủ melamine và MDF phủ sơn inchem là vật liệu được khách hàng thiết kế thi công nội thất trọn gói tại Xây Dựng Á Âu lựa chọn nhiều nhất. Dẫu vậy, gỗ công nghiệp vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định: độ dẻo dai, độ bền và thời gian sử dụng không lâu bằng gỗ tự nhiên. 

Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp – giải pháp hoàn hảo thay thế cho gỗ tự nhiên

2.2. Vật liệu gạch

Chọn vật liệu nội thất lát sàn, ốp tường mà không nhắc tới gạch thì quả là một thiếu sót lớn. Hiện nay có rất nhiều loại gạch khác nhau, nhưng nổi bật nhất phải kể đến: gạch men, gạch xơ mướp, gạch sợi gỗ, gạch nung. 

Gạch men: là vật liệu ốp lát vô cùng quen thuộc tại Việt Nam. Nhờ vẻ ngoài trơn bóng, gạch men tạo hiệu ứng ánh sáng rất tốt, giúp ngôi nhà của bạn trông sạch sẽ và sang trọng hơn. Song, đây cũng trở thành nhược điểm bởi dễ gây ra tình trạng trơn trượt.

gạch men
Gạch men tạo hiệu ứng ánh sáng rất tốt

Gạch nung: được coi là “linh hồn” của phong cách Industrial (công nghiệp), Brutalism (thô mộc). Chẳng cần điều gì xa hoa, đôi khi chính nét thô mộc của gạch nung nguyên bản cũng làm đủ làm rung động lòng người.  

gạch nung
Gạch nung là “linh hồn” của phong cách Industrial, Brutalism

Gạch xơ mướp: vật liệu nội thất thân thiện với môi trường, giá thành ổn định. Với nguyên liệu chính từ xơ mướp, than củi, xi măng và đất. Gạch xơ mướp mang tới kết cấu bền chắc, khả năng kháng khuẩn và lọc sạch không khí cực tốt. 

gạch xơ mướp
Gạch xơ mướp thân thiện với môi trường, giá thành ổn định

Gạch sợi gỗ: nổi bật với khả năng điều chỉnh, làm giảm độ ẩm trong không khí. Không những vậy, khả năng chống cháy, chống hấp thụ âm thanh và tính thẩm mỹ của vật liệu cũng được giới chuyên môn đánh giá cao.  

gạch sợi gỗ
Gạch xơ mướp có thể làm giảm độ ẩm trong không khí

2.3. Vật liệu đá

Vật liệu đá có mặt ở khắp không gian nội thất gia đình: từ ốp lát, cho đến mặt bàn ghế, đồ trang trí,…

Nội thất từ đá mang lại không gian sang trọng, đẳng cấp và mát mẻ bởi những đường vân mềm mại, sáng mịn. Tuy nhiên, vật liệu này cũng có một số nhược điểm như dễ trầy xước, ố bẩn hay thay đổi màu sắc nếu có tác động từ môi trường. 

Đá Marble (đá cẩm thạch): được yêu thích bởi đường vân mây tinh tế và sang trọng. Với sắc màu đa dạng: vàng, xám, trắng,… bạn có thể sử dụng chúng để ốp tường, bàn trà, ốp vách tivi,… đều được. 

Đá Marble
Đá Marble sở hữu đường vân mây tinh tế và sang trọng

Đá Granite (đá hoa cương): được nhận diện bởi những lốm đốm nhỏ (nổi ban) trên bề mặt đá. Độ cứng cao hơn so với đá marble nên chúng còn được sử dụng để làm cầu thang, quầy bar,… 

Đá Granite
Đá Granite được nhận diện bởi những lốm đốm nhỏ

Đá nhân tạo: bao gồm đá marble phức hợp, đá granite nhân tạo, đá xuyên sáng onyx,…

Đá nhân tạo

2.4. Vật liệu mây tre 

Xuất phát từ hình ảnh “lũy tre làng”, mây tre mang lại cảm giác mộc mạc, bình yên và thân thuộc. Vật liệu đóng vai trò quan trọng trong các phong cách nội thất Đông Dương (Indochine), Bắc Âu (Scandinavian), Rustic,… Và là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn hoài cổ. 

Mây tre thường được sử dụng để làm đồ trang trí, thủ công mỹ nghệ,… Giá thành lại “mềm” hơn so với gỗ, nhưng chất lượng và tuổi thọ lại khá ổn định. 

Vật liệu mây tre 
Vật liệu mây tre mang lại cảm giác mộc mạc, bình yên

2.5. Vật liệu bê tông/xi măng 

Xu hướng trang trí nội thất bằng bê tông ngày càng trở nên phổ biến: từ bàn ghế, bồn tắm, sàn nhà hay trang trí tường nhà,… Không thô kệch và nặng nề như mọi người vẫn nghĩ, vật liệu mang đến vẻ đẹp sang trọng, đậm chất kỹ thuật. 

Gam màu tối và lạnh đặc trưng là khởi đầu hoàn hảo cho những sự kết hợp nội thất. Tone màu đơn giản dễ tạo cảm giác gần gũi, thoải mái cho gia đình. Nội thất từ bê tông cũng có giá thành rẻ, độ bền vượt trội, không dễ nứt hay thấm nước.

Vật liệu bê tông/xi măng
Vật liệu bê tông/xi măng mang đến vẻ đẹp đậm chất kỹ thuật

2.6. Vật liệu nhựa

Đây là lựa chọn vật liệu thịnh hành cho nhóm khách hàng phổ thông bởi giá thành rẻ. Rất nhiều người lựa chọn vật liệu này để ốp tường, lát sàn hay những món đồ cơ bản: tủ, kệ, ghế, giường,… Nhưng nổi bật nhất vẫn là tấm lót sàn bằng ván nhựa. 

Bạn có thể sử dụng ván nhựa giả gỗ, phào chỉ nhựa cho phong cách cổ điển/tân cổ điển. Hay chạy theo phong cách thô mộc, tân thời với những tấm ván nhựa giả xi măng. 

Do thành phần chính là nhựa nên khả năng kháng nước gần như tuyệt đối. Trọng lượng nhẹ giúp cho việc vận chuyển lắp đặt trở nên dễ dàng, nhanh chóng. 

Vật liệu nhựa
Nhựa là vật liệu thịnh hành cho nhóm khách hàng phổ thông bởi giá rẻ

2.7. Vật liệu kim loại

Các kim loại (đồng thau, nhôm, sắt, thép không gỉ,….) là lựa chọn vật liệu nội thất quen thuộc trong các thiết kế nội thiết. Có thể dễ dàng bắt gặp chúng trong hình dạng món đồ trang trí, lan can cầu thang, tủ, giường, kệ,… 

Bên cạnh một số ưu điểm như: dễ tạo hình, độ bền cao, tuổi thọ vượt trội so với những vật liệu nội thất khác. Thì nội thất từ kim loại cũng tồn tại một số hạn chế mà bạn cần cân nhắc như: tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao, dễ bị oxy hóa.

vật liệu kim loại
Vật liệu kim loại dễ tạo hình, độ bền cao, tuổi thọ vượt trội

2.8. Vật liệu kính 

Kính ngày càng trở nên đa dạng về mẫu mã và chủng loại, đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Kính sang trọng, sạch sẽ, giúp không gian nội thất thêm bay bổng. Người ta chọn vật liệu nội thất này để làm vách ngăn, vừa nhẹ nhàng vừa đảm bảo hoạt động công khai. 

Mặt khác, còn tận dụng trọn vẹn ánh sáng tự nhiên cho những khu vực thiếu sáng (nhà tắm, WC). Kính tạo hiệu ứng thị giác mở rộng không gian, là “cứu tinh” cho những không gian nhỏ hẹp. 

Tuy nhiên, vật liệu có khả năng chịu lực kém, ngay cả khi là kính cường lực. Trường hợp rơi, vỡ có thể để lại những mảnh thủy tinh vô cùng nguy hiểm. Vậy nên, hãy tính toán kỹ lưỡng trước khi đem vật liệu nội thất này vào tổ ấm nhé!

Vật liệu kính 
Kính sang trọng, sạch sẽ, giúp không gian nội thất thêm bay bổng

2.8. Vật liệu vải/da 

Các nhà thiết kế nội thất luôn dành sự quan tâm dành cho chất liệu vải/da. Đặc biệt là các loại vải lanh, vải thô,  lụa, gấm, da lộn,… Trong trang trí nội thất, vải được dùng để làm rèm cửa, bọc sofa, khăn trải bàn, ga giường, thậm chí là ốp tường. 

Vật liệu đầy tính thơ mang đến không gian cảm giác nồng ấm, mềm mại và ngập tràn hấp dẫn. Chúng làm giảm bớt độ thô cứng cho ngôi nhà để bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn nhiều.

Vật liệu vải/da 
Vải được dùng để làm rèm cửa, bọc sofa, khăn trải bàn

2.9. Vật liệu thạch cao 

Thạch cao là dạng khoáng vật trầm tích, có đặc tính mềm dẻo, độ cứng tốt nên rất dễ tạo hình trang trí. Người ta thường chọn vật liệu nội thất này để làm trần, vách ngăn hoặc che đi những khuyết điểm cho ngôi nhà thêm đẹp. 

Nội thất từ thạch cao mang lại kết cấu bề mặt phẳng mịn, đẹp mắt với giá thành hợp lý. Khả năng chống nhiệt, chống cháy tốt nhưng lại dễ ố vàng khi tiếp xúc với nước. 

    • Tấm thạch cao tiêu chuẩn: sử dụng cho thiết kế nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp 
    • Tấm thạch cao chống ẩm: phù hợp với nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, phòng bếp,.. 
    • Tấm thạch cao chống cháy: được sử dụng tại vị trí nhất định để mang lại sự an toàn cho gia đình 
Vật liệu thạch cao
Thạch cao là dạng khoáng vật trầm tích, đặc tính mềm dẻo

2.10. Một số vật liệu nội thất khác

Sơn hiệu ứng: nhờ khả năng tạo ra hoa văn ngẫu nhiên cùng hiệu ứng vân mây chuyển sắc. Sơn hiệu ứng giúp những mảng tường đơn điệu của bạn sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống và thu hút. 

Sơn hiệu ứng
Sơn hiệu ứng tạo hiệu ứng vân mây chuyển sắc khi chuyển góc nhìn

Tấm ốp tường 3D: thu hút mọi ánh nhìn cho không gian nội thất nhờ hiệu ứng 3D độc đáo. Chúng thường được ứng dụng tại các dự án nhà hàng, khách sạn, nhà ở,… để tôn lên sự đẳng cấp, sang trọng. Sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại giúp vật liệu có thể dễ dàng “ăn khớp” với mọi phong cách, không gian. 

tấm ốp tường 3D
Vật liệu thu hút mọi ánh nhìn nhờ hiệu ứng 3D độc đáo

Xi măng phát quang: giải pháp hữu hiệu cho những khu vực thiếu sáng hay những ngày thời tiết u ám. Vật liệu có khả năng hấp thụ ánh sáng và phát quang do trong thành phần có  4 – 5% sợi quang.

xi măng phát quang
Xi măng phát quang – giải pháp hữu hiệu cho khu vực thiếu sáng

3. Nguyên tắc chọn vật liệu nội thất chuẩn nhất 

Vật liệu nội thất là phần không thể thiếu để kiến tạo nên một không gian sống hoàn mỹ, đảm bảo tiện nghi và thoải mái cho người dùng. Vì thế, chúng cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng, cẩn thận ngay từ ban đầu. 

Theo chuyên gia, dưới đây là 7 nguyên tắc quan trọng khi chọn vật liệu nội thất: 

3.1. An toàn cho con người 

Đây là tiền đề cơ bản nhưng cũng là quan trọng hàng đầu. Vật liệu nội thất được chọn cần đảm bảo an toàn về cả mặt sinh học lẫn cơ học với cơ thể con người. 

Trên thực tế, có không ít gia đình vì tiết kiệm tiền mà chọn vật liệu giá rẻ chứa nhiều thành phần độc hại: benzene, formaldehyde,… Sau quá trình sử dụng lâu dài, những chất độc này sẽ ngấm dần và tàn phá cơ thể. Gia đình thường xuyên gặp các vấn đề về hô hấp, dị ứng da, thậm chí ung thư cũng vì thế. 

Để tạo nên một môi trường trong lành để sống lành mạnh, duy trì sức khỏe tốt. Hãy lựa chọn những vật liệu nội thất có nguồn gốc rõ ràng, không chứa hóa chất độc hại hay dung môi hữu cơ nhé! 

Nội thất an toàn
Vật liệu nội thất phải đảm bảo an toàn với cơ thể con người

3.2. Phù hợp với công năng sử dụng 

Mỗi vật liệu nội thất đều có một tính chất chất cơ – lý – hóa khác nhau: 

    • Đặc tính cơ học: khả năng chịu nén, kéo, uốn, chống mài mòn,….
    • Đặc tính vật lý: khả năng cách âm, cách nhiệt, chống nước, chống trơn trượt, khả năng nhìn xuyên thấu,… 

…. 

Dựa trên chức năng, vị trí của cấu kiện nội thất mà các nhà thiết kế sẽ tìm kiếm vật liệu có tính chất, đặc tính phù hợp. 

Ví dụ: nền và tường nhà vệ sinh thường sử dụng gạch chống trơn trượt, chống thấm hiệu quả. Hoặc thiết kế nội thất phòng ngủ hạn chế sử dụng vật liệu sáng bóng như gương. 

Phù hợp với công năng sử dụng
Đặc tính của vật liệu phải phù hợp với chức năng của cấu kiện nội thất

3.3. Phù hợp với thẩm mỹ 

Sau khi đã đảm bảo về mặt chức năng (khả năng làm việc), yêu cầu tiếp theo là phải phù hợp về mặt thẩm mỹ (hình thức bên ngoài). Cụ thể là màu sắc, bề mặt, hình dạng (khối, tấm, viên, sợi,…) và đặc biệt là “chất cảm” của vật liệu. 

Điều này cũng giống như khi muốn mang vẻ đẹp truyền thống vào không gian, người ta thường chọn vật liệu tre, gỗ. Còn nếu muốn có vẻ đẹp hiện đại, mạnh mẽ, đậm chất kỹ thuật thì vật liệu thép – kính không thể phù hợp hơn.  

Tại Xây Dựng Á Âu, các KTS vẫn không ngừng nghiên cứu để hiểu rõ tính năng, giá trị thẩm mỹ và cảm xúc mà vật liệu mang lại để ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể. Qua đó, mang đến những công trình ấn tượng, nuôi dưỡng tinh thần và thể chất cho người sống bên trong.

phù hợp về mặt thẩm mỹ
Một buổi họp chốt vật liệu nội thất của Xây Dựng Á Âu

3.4. Phù hợp với phong cách nội thất 

Mỗi phong cách thiết kế nội thất sẽ sử dụng những vật liệu nội thất khác nhau nhằm thể hiện đúng tinh thần của phong cách đó. 

Cụ thể vật liệu kính, thép, bê tông thường gắn liền với phong cách hiện đại. Hay vật liệu gỗ tự nhiên, da, pha lê và các chi tiết mạ vàng,… lại là đặc trưng của phong cách cổ điển. 

3.5. Phù hợp với không gian ngôi nhà 

Nguyên tắc quan trọng khi thiết kế thi công nội thất là phải đảm bảo sự thoải mái, thông thoáng cho không gian. Muốn có được điều đó, việc chọn vật liệu nội thất phải phù hợp với không gian thiết kế. 

Đối với công trình có diện tích rộng lớn, bạn có thể lựa chọn vật liệu giúp không gian trở nên ấm cúng hơn: da, gỗ, rèm vải,… Còn khi thiết kế nội thất nhà phố, chung cư,… hay khoảng không gian có diện tích hạn chế. Tốt nhất, nên lựa chọn vật liệu có khả năng điều hòa không khí, màu sắc tươi sáng để “nới rộng” không gian: kính, gương,… 

Phù hợp với không gian ngôi nhà
Vật liệu phải đảm bảo sự thoải mái, thông thoáng cho không gian

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nội thất còn phải hòa với với từng không gian sống riêng biệt. Ví dụ với những không gian sinh hoạt chung như phòng khách – bếp, gia chủ nên sử dụng vật liệu tạo cảm giác gần gũi (kính, đá, gỗ,…). Còn nơi riêng tư như phòng ngủ thì chọn các vật liệu mang lại sự thư giãn, ấm áp: gỗ, vải nỉ,… 

3.6. Hài hòa, liền mạch với tổng thể chung

Để tạo một không gian nội thất, bắt buộc phải có sự phối hợp từ nhiều loại vật liệu khác nhau. 

Để không làm phá vỡ bố cục, đánh mất sự liền mạch trong không gian, vật liệu được chọn phải đảm bảo hài hòa về màu sắc – kiểu dáng – kích thước với môi trường xung quanh. Các vật liệu được phối hợp với số lượng vừa đủ, không thừa cũng không thiếu. 

3.7. Phù hợp với ngân sách dự án 

Ngân sách chi phối mạnh mẽ tới việc chọn vật liệu nội thất, đặc biệt là chất lượng. Ngoài chi phí mua vật liệu, cũng cần tính tới cả chi phí bảo hành, bảo trì nhằm đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.

phù hợp với ngân sách dự án
Chọn vật liệu nội thất phù hợp với ngân sách dự án

Thị trường vật liệu nội thất càng trở nên đa dạng và phong phú. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn vật liệu nội thất sao cho phù hợp. Sở hữu đội ngũ KTS – KS lành nghề, Xây Dựng Á Âu sẽ giúp bạn sở hữu không gian sống hoàn hảo nhất! Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0325 886 899 để nhận tư vấn chuyên sâu cho dự án.