[Chuyên Gia] Phong Thuỷ Phòng Vệ Sinh Để Tiền Vào Như Nước
Theo phong thủy học, tầm quan trọng của phòng vệ sinh được xếp ngang hàng với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo). Vì thế, nếu không muốn tài lộc sa sút, vận khí gia đình đi xuống, bạn chớ nên xem thường phong thủy phòng vệ sinh. Cụ thể như thế nào, mời bạn khám phá bài viết sau.
1. Tại sao phong thủy phòng vệ sinh lại quan trọng?
Phong thủy phòng vệ sinh có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Bởi đây là nơi chứa nhiều sát khí thuộc “âm sát”, dễ mang đến những tiêu cực trong tài vận, sức khỏe và sự nghiệp.
Hơn nữa, âm sát chủ về huyết theo Đông Y, thường gây ra các bệnh liên quan tới thận, tỳ, hệ tiêu hóa. Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, da dẻ xỉn màu, cơ thể suy nhược,… Hoặc công việc hay gặp trắc trở thì rất có thể, bạn đã phạm phải lỗi phong thủy phòng vệ sinh.
Để không muốn gặp phải những rắc rối này, bạn cần chú tâm tới một số vấn đề trọng đại sau đây.
2. Hướng đặt phòng vệ sinh theo phong thủy
Về cơ bản, hướng nhà vệ sinh sẽ được tính dựa trên Bát Cung (8 cung sao trong phong thủy bát trạch). Mặc dù mỗi người (ứng với mỗi năm sinh) sẽ có một hướng phong thủy phòng vệ sinh khác nhau, nhưng đều phải tuân thủ theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát” (tức đặt nhà vệ sinh tại phương vị xấu, bất lợi và nhìn về hướng cát lành).
Lý giải cho điều này, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều tạp chất và uế khí, nếu đặt ở hướng tốt sẽ làm phong thuỷ bị phá hỏng. Theo chuyên gia, phong thủy phòng vệ sinh đại kỵ đặt theo hướng Nam.
Bởi đây là hướng có hỏa khí nặng nề, xung khắc với nhà vệ sinh – nơi vốn có Thủy khí nặng. Ngoài ra, hướng Tây Bắc, Đông Bắc cũng đều không phải là hướng đẹp để đặt nhà vệ sinh.
Xem thêm:
-
- Hướng Phòng Khách Theo Phong Thủy Giúp Lưu Tài Đọng Lộc
3. Vị trí đặt phòng vệ sinh
Phòng vệ sinh là nơi ẩm thấp, chứa nhiều uế khí nặng nề nên rất kỵ đặt ở Trung cung (trung tâm nhà). Bởi trung cung là nơi vượng khí hội tụ, nếu để dòng khí xấu chiếm áp đảo thì vận khí gia đình nhanh chóng sa sút.
Thay vào đó, bạn nên bố trí chúng ở vị trí kín đáo, có thể là nơi vệ góc hoặc nép vào một bên nhà. Nếu thế đất không được vuông vắn, bạn có thể đặt nhà vệ sinh lấp vào những chỗ khuyết lõm, lồi ra để tạo thế cân bằng cho ngôi nhà.
Ngoài ra, để phong thủy phòng vệ sinh tốt, bạn cần biết những kiêng kỵ tối thiểu sau:
3.1. Không đặt nhà vệ sinh đối diện cửa
Nhà vệ sinh đặt đối diện với cửa là một thế rất xấu; cho dù là cửa chính, cửa phòng ngủ hay phòng làm việc,… Theo chuyên gia nhận định, lỗi này khiến các gia đình thường hay lục đục, bất hòa. Sự xung đột còn làm gia chủ gia tăng vận rủi “đeo bám”, hao hụt tiền tài.
Xem thêm:
-
- Cửa Phòng Ngủ Hợp Phong Thủy: Kích Thước Chuẩn Và 7 Điều Đại Kỵ
3.2. Không đặt nhà vệ sinh gần phòng ngủ
Nhà vệ sinh ở đối diện phòng ngủ hay giường ngủ kê sát nhà vệ sinh đều là những trường hợp không tốt theo phong thủy.
Âm khí và những tạp chất từ nhà vệ sinh “lan” sang phòng ngủ dễ khiến tài vận, sức khỏe gia đình suy yếu. Để hóa giải, bạn có thể sử dụng một tấm bình phong nhằm che chắn phần nào khí xấu.
Đối với những ngôi nhà cao tầng, việc đặt nhà vệ sinh phía trên phòng ngủ cũng mang đến nguy hại như trên. Vì thế, hãy kéo rộng khoảng cách hai căn phòng này với nhau và bố trí phòng ngủ theo phong thủy nhé!
3.3. Không đặt nhà vệ sinh cạnh phòng bếp
Nhiều gia đình Việt thường khá thích thiết kế này vì sự tiện lợi trong sinh hoạt. Song, đây lại là một đại kỵ trong phong thủy phòng vệ sinh nhất định phải tránh.
Bởi nơi sinh Hỏa nhiều như bếp, khi đặt cạnh nhà vệ sinh – nơi chứa nhiều Thủy sẽ tạo ra sự tối kỵ. Chưa kể, bếp ăn là nơi nuôi dưỡng gia đình bằng những bữa ăn ngon, yêu cầu rất cao về an toàn vệ sinh.
Nếu không muốn vi khuẩn từ nhà vệ sinh bám vào đồ ăn thức uống gia đình, bạn tuyệt đối không đặt 2 khu vực này cạnh nhau.
3.4. Không đặt nhà vệ sinh gần bàn thờ
Bàn thờ đặt dưới nhà vệ sinh hay đặt đối diện cửa, tựa vào tường nhà vệ sinh đều là lỗi nghiêm trọng theo phong thủy. Khi đó, sự tôn kính với Thần Phật, tổ tiên chẳng thấy đâu mà toàn là những thứ dơ bẩn và hôi hám.
Phạm phải đại kỵ này thì gia đình khó mà yên ổn, thậm chí làm thay đổi vận mệnh cả đời của con cháu. Khi thiết kế thi công nhà trọn gói cho khách hàng, các KTS của Xây Dựng cũng tránh vì thiết kế này vì không đảm khoa học và tính thẩm mỹ.
3.5. Không đặt nhà vệ sinh đối diện cầu thang
Phong thủy học cho rằng cầu thang có chức năng đón khí và phân bổ chúng ra các tầng trong nhà. Nếu chẳng may “đón” phải các khí xấu từ nhà vệ sinh và lan ra các tầng khác sẽ khiến gia đình gặp nhiều phiền nhiễu, tai ương.
Hơn nữa, thiết kế này còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.Người đi từ cầu thang có thể thấy được toàn bộ những gì diễn ra bên trong nếu nhà vệ sinh bạn “vô tình” không đóng cửa.
3.6. Không đặt 2 phòng vệ sinh đối diện nhau
Trong phong thủy, đặt hai phòng vệ sinh xung đối nhau dễ khiến tài chính thất thoát. Dù ngôi nhà có rộng rãi đến mấy, bạn cũng không nên thiết kế theo cách này.
3.7. Không đặt nhà vệ sinh cuối hành lang
Theo phong thủy phòng vệ sinh, thế này là một loại “lộ xung sát”, khiến gia đình gặp nhiều bất lợi, tai nạn đổ máu. Đặc biệt, người già và trẻ em trong nhà bệnh tật liên miên. Để tránh những nguy hại này, gia đình chỉ nên đặt nhà vệ sinh ở phía bên hông hành lang. Nếu bạn đang tìm vòng tay. Có thứ gì đó phù hợp với mọi phong cách, từ ôm sát cơ thể đến có cấu trúc, từ vòng tay đến dây xích và vòng tay.
Xem thêm:
-
- Những điều cấm kỵ trong phòng ngủ mà bạn phải biết
4. Thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thủy
Phòng vệ sinh thường bao gồm 2 khu vực chính:
-
- Khu vực ướt: nơi tắm rửa
- Khu vực khô: chậu rửa, bồn cầu
Gia chủ nên tách bạch hai không gian này bằng vách ngăn ở giữa, hoặc phân nền cao – thấp để đảm bảo căn phòng luôn khô thoáng.
Song, nền nhà vệ sinh không nên để cao hơn nền phòng ngủ. Bởi theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng”, nước chảy xuống từ nhà vệ sinh sẽ làm phòng ngủ trở nên ẩm thấp. Về lâu về dài sẽ phát sinh bệnh tật liên quan tới hệ thống nội tiết.
Theo nguyên tắc phong thủy phòng vệ sinh, bồn cầu nên đặt sát tường là tốt nhất. Về hướng, bồn cầu đối diện với cửa được xem là bất nhã. Thay vào đó, gia chủ nên đặt thiết bị này ở vị trí vuông góc hoặc chếch đi.
Ngoài ra, bồn cầu xông hướng ngầm với giường nằm hoặc nơi đặt bếp cũng được xem là điều đại kỵ cần tránh. Phần gương treo dù ở bất kỳ góc độ cũng không nên phản chiếu thấy bồn cầu.
Xem thêm:
-
- Có Nên Lắp Gương Trong Phòng Ngủ Không? 10 Điều Cần Lưu Ý
Cửa sổ là phần không thể thiếu nếu muốn có phong thủy phòng vệ sinh tốt. Phần thiết kế này giúp căn phòng luôn thông thoáng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
5. Bố trí phong thủy phòng vệ sinh nhà ống sao cho hài hòa?
Với quỹ đất hạn hẹp, hình nhà ống được rất nhiều gia đình Việt nam ưa chuộng. Nhưng với đặc điểm “hẹp ngang, dài sâu”, việc thiết kế nhà vệ sinh sao cho hài hòa mà vẫn đúng phong thủy trở thành bài toán khó với rất nhiều người.
Theo các KTS của Xây Dựng Á Âu, nếu bạn thuộc diện nhà ống thì nên lắp đặt phòng vệ sinh theo chiều thẳng đứng. Phương án này không những giúp tối ưu được “kha khá” không gian, mà việc đi đường ống điện nước cũng dễ dàng hơn nhiều.
Nhưng với thiết kế phòng vệ sinh theo chiều dọc, phần nội thất cần được tối giản hết mức có thể. Sử dụng thêm gạch ốp/màu sơn tường trắng để tạo “hiệu ứng thị giác” rộng rãi và sáng sủa hơn. Ưu tiên dùng các loại chậu rửa hẹp và thiết bị vệ sinh âm tường tối ưu diện tích hơn nữa.
Nếu có thể, hãy trưng bày thêm một vài chậu cây nhỏ trong nhà vệ sinh: lô hội, trầu bà, lưỡi hổ, thường xuân,… Chúng sẽ “đánh bay” mùi hôi và làm thoáng khí một cách tự nhiên.
Xem thêm:
-
- 25+ Loại Cây Phong Thủy Để Phòng Ngủ Thư Giãn, Hút Tài Lộc
Vừa rồi là những vấn đề quan trọng liên quan tới Phong thủy phòng vệ sinh mà bạn nhất định phải biết. Nếu muốn sở hữu hữu một không gian nhà vệ sinh hoàn hảo với cách bài trí nội thất khoa học, hợp lý. Hãy liên hệ ngay tới hotline 0325 886 899 để Xây Dựng Á Âu thực hiện giúp bạn.