Kinh Nghiệm Giám Sát Thi Công Nội Thất Hiệu Quả, Chuẩn Xác

Để công trình chất lượng, hoàn hảo từ trong ra ngoài thì chắc chắn không thể thiếu vai trò của người giám sát thi công nội thất. Vậy công việc cụ thể của người này là gì? Làm sao để gia chủ biết công trình đang diễn ra có đúng theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng hay không? Cùng Xây Dựng Á Âu tìm câu trả lời thông qua những nội dung sau nhé!

1. Giám sát thi công nội thất là gì? 

Giám sát thi công nội thất là vị trí chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát các hoạt động thi công nội thất. Mục đích nhằm đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt, đúng yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công. Ngoài ra, các yếu tố về an toàn lao động, vệ sinh môi trường cũng cần được tuân thủ theo đúng quy định. 

Giám sát thi công nội thất là gì
Giám sát thi công nội thất có trách nhiệm theo dõi hoạt động thi công nội thất

Người làm giám sát bắt buộc phải có chuyên môn, kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề. Họ sẽ thay mặt theo dõi, kiểm tra các công việc xây dựng và báo cáo lại để chủ đầu tư nắm bắt tình hình. Do đó, giám sát thi công nội thất đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của mỗi dự án. 

2. Giám sát thi công nội thất cần làm gì? 

Giám sát thi công nội thất cần làm gì là chủ đề khiến rất nhiều gia chủ còn băn khoăn. Về cơ bản, người ở vị trí này cần thực hiện những công việc sau: 

2.1. Giám sát, kiểm tra các hoạt động thi công nội thất

    • Kiểm tra bản vẽ thiết kế 2D, 3D và bảng vật liệu theo đúng yêu cầu 
    • Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi mang vào thi công 
    • Tham gia khảo sát công trình thực tế và lập báo cáo trước khi thi công nội thất 
    • Giám sát chất lượng thi công nội thất theo đúng quy định, bản vẽ và hợp đồng đã ký 
    • Đốc thúc, nhắc nhở đội ngũ thi công thực hiện theo đúng tiến độ 
    • Kiểm tra vệ sinh môi trường và an toàn lao động cho công nhân theo quy định
    • Lập hồ sơ thi công và nhật ký thi công
Giám sát thi công nội thất cần làm gì
Giám sát thi công nội thất kiểm tra bản vẽ thiết kế 2D, 3D nội thất

2.2. Phối hợp nghiệm thu công trình 

    • Tham gia nghiệm thu công trình trước khi bàn giao lại cho chủ nhà 
    • Lập biên bản nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình
    • Phối hợp với nhà thầu tìm cách giải quyết với những hạng mục chưa đạt chuẩn 

2.3. Những công việc liên quan khác

    • Xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề phát sinh
    • Định kỳ gửi báo cáo công việc cho chủ đầu tư 
    • Lập hồ sơ và quản lý chất lượng công trình 
    • Kiểm tra hồ sơ thanh toán giữa chủ đầu tư với nhà thầu, công nhân,… 

3. Kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng hiệu quả

Qua phần trên, hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi giám sát thi công nội thất cần làm gì? Kết hợp với kinh nghiệm dưới đây, gia chủ có thể dễ dàng quản lý chất lượng, tiến độ công trình một cách hiệu quả và chuẩn xác: 

Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ thiết kế 

Đây là bước đầu tiên nhưng cũng quan trọng nhất trong quá trình giám sát thi công nội thất. Bởi chính khâu này sẽ quyết định tính thẩm mỹ, phương án kỹ thuật và ngân sách thi công công trình. 

Giám sát viên có trách nhiệm khảo sát, đánh giá hồ sơ thiết kế thi công theo từng hạng mục. Sau đó, thẩm tra dự toán công trình và áp dụng các quy chuẩn liên quan đến kỹ thuật xây dựng cho quá trình thi công. 

Việc làm này giúp nhận ra những thiếu sót trong thiết kế và đưa ra giải pháp kịp thời để đảm bảo chất lượng, hạn chế phát sinh cho công trình. Thành phần cơ bản của một bản thiết kế nội thất gồm có: 

    • Bản vẽ 3D: cho thấy hình ảnh công trình nội thất một cách đa chiều, chân thực nhất
    • Bản vẽ 2D: thể hiện thông tin chi tiết về sản phẩm, phương án bố trí và kích thước phù hợp với công trình: bản vẽ các hạng mục nội thất, điện nước, trang thiết bị và phần xây dựng cơ bản (tường, trần, cửa,…)
    • Bản vẽ bố trí mặt bằng sàn: bức tranh tổng quan nhất là cách bố trí phòng ốc, lối đi, vị trí,… 
kinh nghiệm giám sát thi công nội thất
Giám sát viên có trách nhiệm khảo sát, đánh giá hồ sơ thiết kế thi công theo hạng mục

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công

Kỹ sư giám sát trưởng căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, kết hợp với các tiêu chuẩn về kỹ thuật – xây dựng Việt Nam để xây dựng kế hoạch giám sát thi công xây dựng nội thất. 

Bước 3: Giám sát vật liệu đầu vào

Bạn cần chắc chắn những món đồ nội thất đều chất lượng và đúng với bản vẽ. Như vậy thì không gian sống mới trở nên hài hòa, thẩm mỹ và bền vững theo thời gian. Một số tiêu chí quan trọng mà gia chủ cần nắm rõ như: 

    • Vật liệu đúng như bản thiết kế, hợp đồng: kiểm tra tên hãng, đơn vị sản xuất
    • Nguồn gốc: kiểm tra tem mác, giấy kiểm định, mã QR,… 
    • Chủng loại, mẫu mã: kiểm tra mã màu, kích thước, thông số,… 
    • Số lượng đúng theo bản thiết kế, hợp đồng

Tại Xây Dựng Á Âu, chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu bằng quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Các vật liệu luôn được đảm bảo đúng số lượng, chủng loại, mẫu mã theo hợp đồng đã ký. Ngoài ra, còn có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn với dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói như: miễn 100% phí thiết kế,… 

Để biết chi tiết hơn, gia chủ có thể tìm hiểu tại đây

Giám sát vật liệu đầu vào
Quy trình kiểm soát chất lượng vật liệu nghiêm ngặt tại Xây Dựng Á Âu

Bước 4: Giám sát thi công từng hạng mục 

Nhân viên giám sát có trách nhiệm giám sát chặt chẽ trong từng hạng mục, giai đoạn thi công. Nếu có phát hiện bất kỳ sai sót, giám sát thi công nội thất cần nhanh chóng đưa ra phương án xử lý kịp thời:

  • Hệ thống đèn điện
  • Hệ thống cửa ra vào, cửa sổ 
  • Bàn ghế, giường ngủ, tủ kệ  
  • Phụ kiện, thiết bị bếp 
  • Thiết bị vệ sinh 
  • Hạng mục khác 

>>> Tham khảo thêm: Thiết Kế Thi Công Nội Thất Chung Cư Đẹp, Tiết Kiệm Chi Phí

Bước 5: Giám sát vệ sinh công trình và an toàn lao động

Giám sát vệ sinh công tình: yêu cầu đội ngũ thi công giữ vệ sinh công trình, thi công nhanh gọn, dứt khoát. 

Giám sát an toàn lao động: cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh những tai nạn không đáng có: 

    • Bố trí lán trại, đảm bảo nơi nghỉ ngơi an toàn và sạch sẽ cho công nhân 
    • Bố trí nơi tập kết rác thải theo quy định 
    • Đảm bảo công nhân có đầy đủ trang phục bảo hộ (áo, giày, mũ) khi thi công nội thất 
    • Tuân thủ các phương án phòng cháy chữa cháy 
kinh nghiệm giám sát thi công nội thất
Đảm bảo công nhân có đầy đủ trang phục bảo hộ khi thi công nội thất

Bước 6: Giám sát tiến độ thi công 

Theo dõi sát sao quá trình làm việc của nhà thầu, đốc thúc đội ngũ, giúp họ hoàn thành công việc theo đúng tiến độ đề ra. Không những vậy, giám sát thi công nội thất còn chịu trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thi công chất lượng, tối ưu thời gian nhất. 

Bước 7: Quản lý chi phí khi thi công 

Chênh lệch giá xảy ra do biến động kinh tế chính là nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí. Vì thế, giám sát thi công nội thất cần có sự tính toán để đưa ra báo cáo chênh lệch giữa giá trên hợp đồng so với mức giá thực tế. Qua đó, điều chỉnh giá thành dự toán; đề xuất giảm giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. 

Có thể nói, chi phí phát sinh luôn là vấn đề “nhức nhối” với các chủ đầu tư. Thế nhưng, Xây Dựng Á Âu sẽ giúp bạn “đánh bay” những lo lắng về vấn đề này. Khi ký hợp đồng trọn gói, chúng tôi cam kết không phát sinh thêm bất kỳ khoản phí nào (ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc thay đổi chính sách nhà nước). 

>>> Bài viết liên quan: Thiết Kế Nội Thất Trọn Gói Giá Rẻ, Uy Tín Nhất 2023

Bước 8: Báo cáo giám sát thi công định kỳ 

Báo cáo giám sát định kỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư: các việc đã thực hiện, kết quả, các vấn đề phát sinh,…. 

Ngoài ra, còn có những hạn chế, khuyết điểm tồn tại trong quá trình thi công để tìm ra phương án khắc phục tốt nhất. Thông qua những thông tin này mà gia chủ có thể nắm bắt, theo dõi dự án và dự trù kinh phí cho các tình huống phát sinh. 

Báo cáo giám sát thi công định kỳ 
Báo cáo giám sát định kỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư: việc đã thực hiện, kết quả…

 Bước 9: Nghiệm thu từng hạng mục –  toàn bộ công trình

Không phải chủ đầu tư nào cũng có đủ kinh nghiệm và năng lực để nghiệm thu công trình. Giám sát thi công nội thất sinh ra để giúp gia chủ thực hiện điều đó. Họ sẽ tham gia nghiệm thu, đánh giá công trình đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu chưa, cần tìm hiểu nguyên nhân và bàn bạc với nhà thầu để tìm ra phương án xử lý nhanh chóng. 

Người giám sát tiến hành nghiệm thu theo từng hạng mục, sau đó là toàn bộ công trình. Quá trình này cần được tiến hành một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng để không bỏ sót bất kỳ lỗi thi công nào. 

    • Kiểm tra chủng loại, màu sắc, kích thước, số lượng,.. các món đồ nội thất so với thiết kế
    • Đảm bảo các món đồ được đã đặt đúng vị trí theo bản thiết kế 
    • Đảm bảo chắc chắn các món đồ đều hoạt động tốt, không bị hỏng hóc, biến dạng,…

4. Chi phí giám sát thi công nội thất

Dù là công trình to hay nhỏ, giám sát thi công nội thất đều mang tới nhiều lợi ích. Trường hợp gia chủ là người bận rộn, không có thời gian và kinh nghiệm để giám sát cả một công trình thì nên thuê thêm một giám sát viên để hỗ trợ mình. 

Hiện nay, có hai hình thức thuê giám phổ biến: bán thời gian và toàn thời gian. Tuỳ theo thời gian giám sát và phong cách kiến trúc mà có một đơn giá khác nhau: 

Hình thức thuê giám sát thi công nội thất phổ biến: bán thời gian và toàn thời gian
Thời gian giám sát  Số giờ Đơn giá giám sát thi công 
Nhà phố  Biệt thự 
3 buổi/ 1 tuần 3 – 4 giờ/buổi  7.000.0000 VNĐ/tháng 10.000.0000 VNĐ/tháng
4 buổi/1 tuần  3 – 4 giờ/buổi  8.000.000 VNĐ/tháng 12.000.000 VNĐ/tháng
5 buổi/1 tuần  3 – 4 giờ/buổi  10.000.000 VNĐ/tháng 14.000.000 VNĐ/tháng
6 buổi/1 tuần 3 – 4 giờ/buổi  12.000.000 VNĐ/tháng 16.000.000 VNĐ/tháng
Thứ 2 – Thứ 7 7 – 8 giờ/ngày 16.000.000 VNĐ/tháng 22.000.000 VNĐ/tháng

Giám sát thi công nội thất đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một dự án. Mong rằng với những chia sẻ trên của Xây Dựng Á Âu, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về công việc này. Từ đó, tự tin hơn trong việc theo dõi, nắm bắt việc thi công và đảm bảo chất lượng cho công trình của bản thân.