Hợp đồng Làm Nhà Trọn Gói 2024 Và Những Sai Lầm Cần Tránh

Tìm hiểu hợp đồng làm nhà trọn gói có ý nghĩa thực sự quan trọng trước khi xây dựng. Bởi đây sẽ là căn cứ để đảm bảo quyền lợi, cũng như giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Để có một bản hợp đồng đúng pháp luật với những điều khoản chặt chẽ, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau. 

1. Tại sao hợp đồng làm nhà trọn gói lại quan trọng? 

Căn cứ theo luật Đấu thầu 2024, hợp đồng làm nhà trọn gói được hiểu là bản thoả thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng trọn gói trong quá trình hợp tác. Cùng với đó là quyền và nghĩa vụ mà hai bên phải thực hiện. Tất cả những nội dung này đều phải dựa trên sự thương thảo và đi đến thống nhất chung về: phương án thiết kế, giá xây nhà trọn gói, tiến độ và chất lượng công trình,… 

hợp đồng làm nhà trọn gói
Hợp đồng làm nhà trọn gói là một bản thoả thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng trọn gói

Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở trọn gói sẽ đưa ra một đơn giá xây nhà trọn gói cố định, áp dụng trong toàn bộ quá trình thi công. Tổng chi phí mà chủ đầu tư phải trả cho nhà thầu sẽ bằng đúng mức giá được ghi trên hợp đồng. Quá trình thanh toán có thể diễn ra trong một lần hoặc chia thành nhiều lần cho tới khi hoàn thành hợp đồng. 

>>> Tìm hiểu thêm: [Báo giá] Xây Nhà Trọn Gói Hà Nội Chi Tiết Nhất 2024

Dù đơn vị xây dựng và chủ đầu tư có quen biết và tin tưởng đến đâu thì việc làm hợp đồng cũng hết sức cần thiết. Bởi bất cứ giao dịch hay hợp tác nào cũng cần phải có văn bản rõ ràng và được pháp luật bảo hộ. Trường hợp xảy ra rủi ro hay phát sinh tranh chấp, hợp đồng làm nhà trọn gói sẽ là cơ sở để phân định đúng sai và giải quyết vấn đề. 

2. Những điều khoản cần có trong hợp đồng làm nhà trọn gói

Chính sách về hợp đồng xây nhà trọn gói sẽ khác nhau tùy theo từng nhà thầu và yêu cầu của chủ đầu tư. Nhưng về cơ bản, sẽ không thể thiếu những nội dung dưới dây: 

1. Thông tin về đối tượng tham gia hợp đồng: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số CMT/Căn cước công dân, quy mô, vị trí xây dựng,… 

2. Nội dung hợp đồng: đây cũng giống như một biên bản kiểm tra các hạng mục xây dựng. Trong đó, có hai phần cần lưu ý kỹ:

    • Phạm vi công việc mà chủ thầu cần làm: phần nhà, phần sân và hàng rào,…
    • Các hạng mục mà chủ đầu tư cần thực hiện 
điều khoản trong hợp đồng làm nhà trọn gói
Nội dung hợp đồng cũng giống như một biên bản kiểm tra các hạng mục xây dựng

3. Giá trị hợp đồng: ghi chính xác đơn giá và tổng giá trị của hợp đồng làm nhà trọn gói. Gia chủ lưu ý, đồng tiền thanh toán phải có đơn vị là VNĐ.

4. Phương thức và thời gian thanh toán: sau khi đã thống nhất xong các hạng mục công việc cần thực hiện. Chủ đầu tư và công ty xây dựng bàn bạc thống nhất hình thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt). Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ thông tin về: số đợt thanh toán, số tiền thanh toán trong đợt và tiến độ thanh toán. 

Lưu ý: đợt thanh toán sẽ căn cứ trên từng hạng mục thi công chứ không phải thời gian thi công. Chẳng hạn như tại Xây Dựng Á Âu, việc thanh toán sẽ được chia nhỏ thành nhiều đợt: 

    • Đợt 1: chủ nhà tạm ứng 10% sau khi ký hợp đồng 
    • Đợt 2: ngay sau khi tập kết vật tư khởi móng, chủ nhà thanh toán 15% tổng giá trị hợp đồng 
    • Đợt 3: chủ nhà thanh toán tiếp tục thanh toán 20% tổng giá trị hợp đồng trước khi đổ sàn tầng 1

5. Yêu cầu về vật liệu: phần thô, phần hoàn thiện,… 

6. Yêu cầu kỹ thuật: 

    • Công tác cốp pha, cốt thép
    • Đổ và bảo dưỡng bê tông 
    • Công tác xây 
    • Công tác trát, ốp và lát 
    • Phần điện, nước 

7. Thời hạn và tiến độ thi công: ghi rõ ràng thời gian (ngày, tháng, năm) thực hiện hợp đồng. 

Thời gian trên đã tính toán cả yếu tố thời tiết (mưa, nắng) và những nghỉ lễ theo quy định. Ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng, khiến cho việc thi công không thể diễn ra được như: thiên tai, lũ lụt, cháy nổ,… 

điều khoản trong hợp đồng làm nhà trọn gói
Thời hạn và tiến độ thi công đã tính toán cả yếu tố thời tiết và những nghỉ lễ theo quy định

8. Giờ làm việc: bao gồm ngày và giờ làm việc. Thời gian này cũng có thể được điều chỉnh phù hợp theo từng mùa. 

9. Quyền và nghĩa vụ của hai bên: nêu rõ ràng, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư lẫn công ty xây dựng. 

10. Nghiệm thu công trình 

11. Bàn giao và thanh lý hợp đồng 

12. Bảo hành, bảo trì: đây là phần không thể thiếu trong mọi hợp đồng làm nhà trọn gói. Điều khoản về bảo hành, bảo trì ngôi nhà bao gồm những thông tin về: thời gian bảo hành với từng phần, nội dung bảo hành và mức tiền cam kết bảo hành.

13. Phạt vi phạm hợp đồng: mức bồi thường và thiệt hại xảy ra nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng,… 

14. Các điều khoản khác: khối lượng và chi phí phát sinh, nhật ký thi công, chấm dứt hợp đồng, bất khả kháng, xử lý rủi ro và tranh chấp, cam kết chung,… 

điều khoản khác trong hợp đồng làm nhà trọn gói
Các điều khoản khác trong hợp đồng: khối lượng và chi phí phát sinh, nhật ký thi công,…

3. Mẫu hợp đồng xây nhà trọn gói mới nhất 

Dưới đây là mẫu hợp đồng làm nhà trọn gói được cập nhật mới nhất theo đúng pháp luật. Gia chủ có thể tham khảo, chỉnh sửa và in ra để sử dụng trong các trường hợp thực tế: 

>> Tải ngay: 

Mẫu số 1

Mẫu số 2

Mẫu hợp đồng làm nhà trọn gó
Mẫu hợp đồng làm nhà trọn gói số 2

4. Những sai lầm cần tránh khi làm hợp đồng làm nhà trọn gói

Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng, bạn không nên “phó mặc” hoàn toàn cho phía nhà thầu. Bởi nếu có sơ suất trong hợp đồng làm nhà trọn gói thì chủ đầu tư/chủ nhà sẽ là người bất lợi nhất. Để tránh xảy ra rủi ro đó, bạn cần tránh những sai lầm sau đây: 

Không phân tích rõ vật tư phần thô và hoàn thiện: đơn vị xây dựng nào trên thị trường hiện nay cũng đều cam kết về chất lượng hàng đầu. Thế nhưng, nhiều nhà thầu lại chỉ đưa ra những thông tin chung chung về bảng mô tả vật tư nhằm “qua mặt” khách hàng. Vì lẽ đó, một bảng phụ lục vật tư chi tiết, rõ ràng là điều không thể thiếu khi ký hợp đồng xây dựng. Đối với vật tư thô, gia chủ cần lưu ý về tên thương hiệu, số lượng, thứ tự ưu tiên,… 

Định giá công trình không có căn cứ: bạn cần thực sự cẩn trọng nếu nhà thầu đưa ra một đơn giá thi công mà chẳng dựa trên căn cứ cụ thể nào cả. Khi đó, họ có thể tùy ý nâng giá và người chịu thiệt thòi không ai khác chính là các chủ đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra một bản thiết kế đầy đủ, thông tin vật tư rõ ràng nhất nhé!

sai lầm khi làm hợp đồng làm nhà trọn gói
Cần thực sự cẩn trọng nếu nhà thầu đưa ra một đơn giá thi công mà không dựa trên căn cứ cụ thể

Không đọc kỹ nội dung hợp đồng: đây là một trong những sai lầm kinh điển của các chủ đầu tư khi làm hợp đồng làm nhà trọn gói. Gia chủ cần xem lại và đọc hiểu từng điều khoản trước khi đặt bút ký. 

Nếu có vướng mắc, hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra một lời giải thích rõ ràng để tránh những tranh cãi về sau. Đồng thời, đừng ngần ngại đề xuất bổ sung thêm những các nội dung mà bạn mong muốn lên bản hợp đồng.

Hình thức và ngôn ngữ: tại Việt Nam, hợp đồng làm nhà trọn gói phải được soạn thảo toàn bộ bằng tiếng Việt có dấu. Trường hợp xuất hiện các yếu tố nước ngoài thì cần dùng thêm ngôn ngữ thứ 2. Xét về hình thức, hợp đồng phải được lập thành văn bản đàng hoàng, cụ thể, chứ không phải bằng miệng. 

Trên đây là những thông tin về hợp đồng làm nhà trọn gói cũng như các sai lầm cần tránh. Gia chủ có thể tham khảo và hiệu chỉnh lại sao cho phù hợp nhất với mong muốn của mình. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ làm nhà trọn gói, vui lòng liên hệ với Xây Dựng Á Âu qua hotline 0325 886 899 để được hỗ trợ tốt nhất.