04 Quy Trình Chống Thấm Cho Nhà Ở Hiệu Quả, Đạt Chuẩn

Nhà thấm dột, bong tróc, mốc meo,… là hệ quả của một công trình có quy trình chống thấm không đảm bảo. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một quy trình chống thấm đạt chuẩn, đúng kỹ thuật. Cùng với đó là những kinh nghiệm, lưu ý quan trọng khi thi công hạng mục này. 

1. Tổng quan về quy trình chống thấm nhà 

Chống thấm là hạng mục thi công nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của nước và độ ẩm tới kết cấu công trình. Quy trình chống thấm nhà không tốt mang đến vô vàn bất tiện cho chủ đầu tư: nhà thấm dột, nứt nẻ, lớp sơn bong tróc, mốc meo,… 

tổng quan quy trình chống thấm

Tuy nhiên, các hiện tượng này thường không biểu hiện ngay mà chỉ được phát hiện sau một thời gian sử dụng. Hậu quả là “tiền mất tật mang”, chủ đầu tư phải tốn một khoản không nhỏ để sửa chữa. 

Quy trình chống thấm luôn là hạng mục quan trọng trong quá trình thi công nhà trọn gói tại Xây Dựng Á Âu. Chúng tôi luôn thực hiện một bài bản, đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo sự vững chắc cho công trình.  

>>> Xem thêm dịch vụ Xây nhà trọn gói của chúng tôi TẠI ĐÂY

2. Hạng mục chống thấm quan trọng cho nhà dân dụng 

Trước khi đến quy trình chống thấm nhà, chúng ta cần nắm rõ những vị trí chống thấm được chú trọng nhất: 

2.1. Chống thấm nhà vệ sinh 

Đây vị trí chống thấm quan trọng và phổ biến nhất do phải thường xuyên tiếp xúc với nước. Quy trình chống thấm đơn giản nếu làm mới, nhưng sẽ cực kỳ khó khăn khi sửa chữa lại. 

Một vài vị trí dễ bị thấm dột tại nhà vệ sinh: 

    • Sàn bê tông: nơi tiếp xúc nhiều nhất với nước nên cần thực hiện kỹ lưỡng nhất 
    • Chân tường nhà vệ sinh: nơi dễ thấm nước do nước dâng ngược lên 
    • Tiếp giáp tường và sàn nhà: vị trí dễ nứt nẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho nước 
    • thấm vào trong. 
    • Các đường ống kỹ thuật: ống cấp thoát nước, hệ thống cáp điện,… 
    • Gờ cửa ra vào nhà vệ sinh 

Chống thấm nhà vệ sinh 

2.2. Chống thấm khu vực sân thượng/sàn mái 

Sàn mái, sân thượng hay ban công đều là những khu vực có thiết kế mở, chịu tác động trực tiếp của thời tiết. 

Bức xạ nhiệt cao làm bê tông co giãn, tạo nên những vết nứt khiến nước mưa dễ dàng ngấm vào. Phần nước tích tụ bên dưới còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 

Chống thấm sân thượng

2.3. Chống thấm khe giữa hai nhà liền kề (chống thấm giáp ranh)

Khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề là vị trí “nhạy cảm” tại các công trình xây dựng. Do sự hạn chế về diện tích nên nước mưa thường bị ứ đọng tại đây. Nhất là trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như ở Việt Nam, khu vực này luôn đứng trước nguy cơ bị thấm nước.

Nếu quy trình chống thấm cho hạng mục này không được đảm bảo sẽ kéo theo hàng loạt hậu quả khôn lường:

    • Tường nhà xuống cấp nhanh chóng, dễ bị nứt và sụp đổ 
    • Tường nhà bị ẩm mốc làm ngôi nhà mất thẩm mỹ 
    • Không khí trong nhà ẩm ướt, sản sinh ra nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe 
    • Các vật dụng treo tường hoặc sát mặt dễ dàng hư hỏng 
    • Chi phí tu sửa tốn kém

Chống thấm giáp ranh

2.4. Chống thấm tường bao ngoài 

Tường nhà ngoại thất chịu nhiều ảnh hưởng từ thời tiết, dễ gặp hiện tượng ẩm thấp và nứt. Khi mưa xuống, dòng nước men theo các rãnh nứt này và phá hoại kết cấu, chất lượng tường gạch.

Chống thấm tường bao ngoài 

3. Top 04 vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay

Dưới đây là danh sách vật liệu mang đến quy trình chống thấm hiệu quả, được sử dụng phổ biến nhất: 

3.1. Sika hóa chất chống thấm 

Sika hóa chất chống thấm là một vật liệu chống thấm được sản xuất bởi tập đoàn Sika. 

Luôn lọt top đầu danh sách những vật liệu chống thấm được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Bạn có thể sử dụng Sika chống thấm cho nhiều hạng mục quan trọng: sàn bê tông, tường đứng, mái, bể nước, tầng hầm, nhà vệ sinh, ban công và sân thượng,… 

Ưu điểm: 

    • Khả năng chống thấm tuyệt đối với sự kiểm tra nghiêm ngặt
    • Mang đến độ bền cao ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt 
    • Dễ dàng thi công và sử dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau 
    • Được sản xuất từ nguyên liệu thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe 

Nhược điểm: 

    • Việc thi công tốn khá nhiều thời gian do phải chồng nhiều lớp sơn 
    • Khả năng đàn hồi kém 

Chống thấm Sika

3.2. Sơn chống thấm Epoxy 

Sơn chống thấm Epoxy là vật liệu chống thấm được sử dụng khá phổ biến. Thành phần chính là gốc nhựa polyurethane mang đến độ bền và độ bám dính trên mọi bề mặt. Nhờ vậy mà các vết nứt, khe hở đều được che lấp một cách hoàn hảo. 

Sơn Epoxy thường được sử dụng chống thấm cho các hạng mục: tường đứng, tầng hầm, sân thượng, mặt sàn bê tông, bể nước,… 

Ưu điểm: 

    • Khả năng chống thấm cao, bám dính tốt trên nhiều bề mặt (bê tông, gạch, gỗ, kim loại,…)
    • Khả năng chịu tải cao, chống mài mòn tốt, phù hợp với vị trí có lưu lượng người qua lại cao 
    • Tuổi thọ cao (lên tới 10 – 15 năm nếu được thi công đúng kỹ thuật) 
    • Bề mặt thẩm mỹ, nhẵn mịn, dễ dàng lau chùi 

Nhược điểm 

    • Giá thành cao so với vật liệu khác 
    • Quy trình chống thấm phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao 
    • Thời gian thi công lâu hơn so với những loại sơn khác 
    • Một số loại sơn Epoxy có mùi hôi, mang lại cảm giác khó chịu khi sử dụng 

Sơn chống thấm Epoxy 

3.3. Nhựa đường 

Quy trình chống thấm bằng nhựa đường sử dụng một lớp màng nhựa đường trên bề mặt cần chống thấm. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi cho nhiều hạng mục: mái nhà, sàn nhà, bể nước,… 

Ưu điểm 

    • Giá thành rẻ
    • Phương pháp thi công đơn giản 
    • Khả năng chống thấm tương đối tốt 
    • Chống thấm bằng nhựa đường mang đến độ bền cao 

Nhược điểm  

    • Nhựa đường có mùi hôi khá đặc trưng trong quá trình thi công 
    • Lớp chống thấm màu đen, tính thẩm mỹ không cao 
    • Lớp chống thấm dễ bị nứt, biến dạng do sự tác động của thời tiết 
    • Có thể gây ra ô nhiễm môi trường nếu không biết xử lý 

Nhựa đường

3.4. Tấm bạt chống thấm HDPE

Tấm bạt chống thấm (màng chống thấm) HDPE có thành phần chính là các hạt nhựa cao nguyên tử polyethylene (PE). Ngoài ra, còn có cacbon đen và chất chống tia UV, cân bằng nhiệt nên không có hại cho sức khỏe con người.

Bạt chống thấm HDPE được ứng dụng để chống thấm sàn nhà, mái nhà, bể nước, tầng hầm trong nhà dân dụng. Bạt chống thấm HDPE Huitex, HDPE GSE thái lan, HDPE HSE là ba loại bạt thông dụng nhất hiện nay. 

Ưu điểm

    • Độ co giãn tốt, phù hợp với nhiều địa hình 
    • Thành phần không độc hại, bảo vệ môi trường 
    • Mức độ chống thấm cao, không bị oxi hóa
    • Thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí 

Nhược điểm 

    • Không thích hợp sử dụng với những hạng mục yêu cầu thẩm mỹ cao: bể bơi, mặt tiền,… 
    • Dễ bị rách nếu va đập mạnh hoặc bị vật sắc nhọn đâm vào 
    • Bắt buộc phải thay thế hoàn toàn nếu bị hư hại 
    • Có thể gây ra ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách

Tấm bạt HDPE

4. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật 

Trên thực tế, mỗi khu vực sẽ có rất nhiều phương pháp chống thấm khác nhau. Nhưng trong phạm vi bài viết này, Xây Dựng Á Âu sẽ hướng dẫn quy trình chống thấm phổ biến, mang lại hiệu quả cao nhất. 

4.1. Chống thấm cổ ống xuyên sàn, xuyên tường nhà vệ sinh

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh

chống thấm cổ ống

Chuẩn bị chống thấm cổ ống

Quy trình chống thấm cổ ống 1

Quy trình chống thấm cổ ống 2

Quy trình chống thấm cổ ống 3

Quy trình chống thấm cổ ống 4

Quy trình chống thấm cổ ống 5

Quy trình chống thấm cổ ống 6

4.2. Chống thấm chân tường, mặt sàn nhà vệ sinh

Quy trình chống thấm chân tường nhà vệ sinh

Chuẩn bị chống thấm chân tường

 

Chống thấm chân tường 1

Chống thấm chân tường 2

Chống thấm chân tường 3

Chống thấm chân tường 4

Chống thấm chân tường 5

5. Quy trình chống thấm sân thượng, sàn mái

Quy trình chống thấm sân thượng, sàn mái

chuẩn bị chống thấm sân thượng, sàn mái

Chống thấm sân thượng 1 Chống thấm sân thượng 2 Chống thấm sân thượng 3

Chống thấm sân thượng 4 Chống thấm sân thượng 5

6. Quy trình chống thấm khe giữa hai nhà liền kề (chống thấm giáp ranh)

6.1. Tường liền kề có khe tiếp giáp rất nhỏ 

Nếu khe tiếp giáp giữa 2 nhà quá nhỏ, mắt thường cũng không thể thấy rõ ràng. Trong trường hợp này, gia chủ sử dụng keo chống thấm khe tường chuyên dụng gốc Polymer, Acrylic hoặc Polyurethane là đủ đảm bảo hiệu quả chống thấm. 

Một số loại keo phổ biến mà bạn có thể tham khảo: Keo chống thấm Acrylic; AS – 4001SG, Neomax 820, Silicone Apollo 500, Polyurethane, TX-91,… 

>>> Xem thêm: [Cẩm Nang] Quy Trình Thi Công Móng Nhà Chi Tiết Từ A đến Z

6.2. Tường liền kề có khe tiếp giáp lớn 

Quy trình chống thấm giáp ranh

Chuẩn bị Quy trình chống thấm giáp ranh Chống thấm giáp ranh 1 Chống thấm giáp ranh 2 Chống thấm giáp ranh 3 Chống thấm giáp ranh 4 Chống thấm giáp ranh 5 Chống thấm giáp ranh 6 Chống thấm giáp ranh 7

Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc quy trình chống thấm nhà chi tiết và hiệu quả nhất. Nếu bạn cũng đang “vật lộn” trong vấn đề này, liên hệ ngay với Xây Dựng Á Âu qua hotline 0325 886 899 để được hỗ trợ ngay nhé!