[Cẩm Nang] Quy Trình Thi Công Móng Nhà Chi Tiết Từ A đến Z

Muốn có ngôi nhà bền vững, trường tồn theo thời gian thì móng nhà cần chắc chắn. Song, không phải ai cũng nắm được cách chọn và quy trình thi công móng nhà bài bản, đúng kỹ thuật. Vì thế, Xây Dựng Á Âu sẽ giải đáp một cách chi tiết, dễ hiểu nhất trong bài sau để việc thi công của bạn trở nên dễ dàng. 

1. Quy trình thi công móng nhà quan trọng thế nào?

Móng nhà là bộ phận nằm ở phía dưới cùng công trình. Chúng thường được làm từ cọc bê tông cốt thép, gạch, cọc tre cọc gỗ hoặc cọc bê tông tùy theo loại móng, tải trọng và chi phí công trình. 

Quy trình thi công móng nhà
Móng nhà là bộ phận nằm ở phía dưới cùng công trình

Quy trình thi công móng nhà là một trong ba phần trọng yếu với phần thô của một công trình. Một ngôi nhà có bền vững, an toàn hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng phần móng: 

    • Chịu tải trọng: Móng nhà có nhiệm vụ chống đỡ toàn bộ tải trọng công trình và truyền lực tác động xuống nền đất một cách đều đặn. Ngôi nhà dễ bị lún, nghiêng, thậm chí là sụp đổ hoàn toàn nếu móng nhà yếu, không đủ vững chãi. 
    • Tăng tính ổn định cho công trình: móng nhà giúp công trình cố định vào trong lòng đất. Từ đó, giảm thiểu tối đa sự tác động từ thiên tai (bão lũ, sạt lở), địa chất,… 
    • Chống thấm nước: thiết kế móng nhà có tác dụng chống thấm nước, ngăn sự xâm nhập của dòng nước vào cấu trúc công trình. 

2. Các loại móng nhà cơ bản 

Về quy trình thi công móng nhà hiện nay, có 4 loại móng nhà phổ biến nhất: móng đơn, móng cọc, móng băng và móng bè. Tùy vào kết cấu công trình, đặc tính nền đất, điều kiện thời tiết,… mà bạn lựa chọn loại móng phù hợp. 

2.1. Móng đơn 

Móng đơn là một khối bê tông cốt thép có hình dạng trụ tròn, hình chữ nhật hoặc hình vuông. Chúng được chôn sâu xuống lòng đất để phân tán đều tải trọng công trình xuống đất. 

Móng đơn
Móng đơn có hình dạng trụ tròn, hình chữ nhật hoặc hình vuông

Móng đơn thuộc dạng móng nông, quy trình thi công đơn giản và có giá thành tiết kiệm nhất trong các loại móng. 

móng đơn
Hình ảnh móng đơn thực tế trong xây dựng

Phân loại móng đơn 

Phân loại móng đơn
Các loại móng đơn phổ biến hiện nay

Ứng dụng trong nhà ở 

Móng đơn thường được sử dụng trong những trường hợp sau đây: 

    • Nhà có tải trọng nhỏ: móng đơn được sử dụng phổ biến nhất cho những ngôi nhà cấp 4, nhà vườn 1 tầng hiện nay. 
    •  Nhà có nền đất tốt: móng đơn phát huy tối đa công dụng của mình trong trường hợp nền đất tốt. 

Xem thêm: 

2.2. Móng băng

Móng băng là loại phổ biến nhất trong quy trình thi công móng nhà dân dụng. Chúng có kết cấu dải dài và liên tục, có thể đặt độc lập hoặc giao nhau thành hình chữ thập. Móng băng thường được đặt dưới bờ tường, hàng cột chịu lực của công trình. 

Móng băng
Móng băng là loại phổ biến nhất với nhà dân dụng

Do thuộc loại móng nông, chiều sâu chôn móng nhỏ nên khả năng lật, trượt của móng không tốt. Để đảm bảo sự an toàn cho dự án, Xây Dựng Á Âu thường tư vấn sử dụng móng băng cho các công trình nhỏ, thấp tầng và có nền đất tốt. 

Hình ảnh móng băng thực tế trong xây dựng

Phân loại móng băng 

Hiện nay, người ta phân loại móng băng theo 3 tiêu chí: độ cứng, phương chịu lực và vật liệu: 

Phân loại móng băng
Các loại móng băng phổ biến hiện nay

Ứng dụng trong nhà ở 

Móng băng thường được sử dụng trong những trường hợp sau: 

    • Công trình có tải không quá lớn: nhà phố 2 – 3 tầng, biệt thự có diện tích vừa phải, nhà xưởng, kho bãi,… 
    • Công trình phải có nền đất tốt, mức độ lún đều đặn. 

Xem thêm: 

2.3. Móng cọc 

Móng cọc thuộc loại móng sâu, thường được ứng dụng với công trình có tải trọng lớn (nhà cao tầng, cầu cống,…) hoặc nền đất yếu, đất mượn (đất bùn, đất đầm lầy,…). 

Móng cọc
Bản vẽ mô tả cấu tạo móng cọc

Bằng việc sử dụng các cọc đóng hoặc đúc sâu vào lòng đất, móng cọc giúp truyền tải trọng công trình sâu xuống các lớp đất đá. Nhờ vậy mà khả năng chịu tải cũng tốt hơn. 

Móng cọc
Hình ảnh móng cọc thực tế trong xây dựng

Phân loại 

Móng cọc được chia thành 2 loại chính: móng đài cao và móng đài thấp. 

Phân loại móng cọc
Các loại móng cọc phổ biến hiện nay

Ứng dụng trong nhà ở

Đối với nhà ở, móng cọc thường được ứng dụng trong các trường hợp sau: 

    • Nền đất yếu, đất mượn: đất san lấp, đất đầm lầy, đất bùn hoặc đất gần khu vực gần bờ sông, bờ biển. 
    • Nơi có mực nước ngầm cao: có khả năng gây ra sạt lở, sức chịu tải của đất thấp
    • Công trình có trọng tải lớn hoặc cấu trúc thượng tầng không đồng nhất: nhà cao tầng, nhà máy, nhà có nhiều tầng hầm, nhà có sân vườn trên cao,… 
    • Nhà gần công trình khác: làm giảm ảnh hưởng (rung động, lún, sụt,…) từ công trình khác 
    • Nền đất không đào được độ sâu mong muốn 

2.4. Móng bè 

Móng bè thuộc loại móng nông, được trải rộng toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè phát huy tối đa tác dụng với công trình có tải trọng lớn, nhà cao tầng và nền đất yếu. 

Móng bè
Móng bè được trải rộng toàn bộ diện tích nền nhà

Móng bè mang lại hiệu quả cao trong việc phân bố tải lực, tránh được tối đa tình trạng lún lệch. 

Móng bè
Hình ảnh móng bè thực tế trong xây dựng

Phân loại móng bè 

3 loại móng bè phổ biến nhất trong nhà ở dân dụng: 

    • Móng bè bản phẳng: đây là loại đơn giản, dễ thi công và cũng tiết kiệm chi phí nhất. Đặc biệt phù hợp với công trình nhà ở dân dụng từ 1 – 3 tầng và có nền đất tốt.
    • Móng bè bản sườn: được chia thành 2 dạng: móng bè bản sườn trên và dưới. Loại móng được ứng dụng cho kiến trúc nhà ở 3 tầng trở lên và có nền đất trung bình.
    • Móng bè cọc: là sự kết hợp giữa móng bè và móng cọc, mang đến khả năng chịu tải tốt nhất cho móng. Móng bè cọc thường được khuyên dùng cho công trình có nền đất rất yếu hoặc tải trọng lớn. 

Ứng dụng trong nhà ở 

Người ta thường ứng dụng móng bè trong những trường hợp sau: 

    • Nhà có tải trọng lớn: nhà cao tầng (từ 4 tầng trở lên), công trình công nghiệp (nhà máy, kho xưởng)
    • Công trình có bể ngầm, tầng hầm: móng bè có thể thi công dưới mực nước ngầm và được tận dụng làm tầng hầm, bể chứa nước luôn.
    • Nền đất yếu: do có diện tích tiếp xúc lớn giúp giảm áp lực trên nền đất, người ta thường sử dụng móng bè tại nơi có nền đất yếu, sụt lún, đất nhão, bùn lầy. 

3. Quy trình thi công móng nhà chi tiết từ A đến Z 

Qua phần trên, hẳn bạn cũng đã dễ dàng hình dung và lựa chọn được loại móng phù hợp cho dự án của mình. 

Việc nắm rõ quy trình thi công móng nhà sau đây sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong công tác kiểm tra, giám sát thi công xây dựng. Hãy đọc thật chậm và kỹ lưỡng nhất nhé!

3.1. Quy trình thi công móng đơn

Trong 4 quy trình thi công móng nhà, móng đơn được đánh giá là đơn giản và có chi phí thực hiện thấp nhất: 

Quy trình thi công móng đơn

trình tự thi công móng đơn

 

Chuẩn bị mặt bằng

Xử lý đáy hố móng đơn

Thi công cốt thép móng đơn

công tác cốp pha móng đơn

Đổ bê tông móng đơn

Bảo dưỡng bê tông móng đơn

Kiểm tra và nghiệm thu móng đơn

3.2. Quy trình thi công móng băng 

So với móng đơn, khả năng chịu tải của móng băng được đánh giá tốt hơn, vì thế quy trình cũng phức tạp và có chi phí cao hơn. 

Quy trình thi công móng băng được thực hiện tuần tự theo các bước sau:  

Quy trình thi công móng băng trình tự thi công móng băng

Chuẩn bị mặt bằng

Đào hố móng băng

 

 

Xử lý đáy hố móng

Gia công cốt thép

Gia công cốt thép

Công tác cốp pha

Đổ bê tông móng băng

Bảo dưỡng bê tông móng băng

Kiểm tra và nghiệm thu móng băng

3.3. Quy trình thi công móng cọc 

Tuy mất nhiều thời gian thi công, nhưng móng cọc lại có khả năng chịu tải cao và có thể thi công trên mọi địa hình. Đặc biệt là giá thành cũng tiết kiệm hơn so với móng bè: 

Quy trình thi công móng cọc 

Trình tự thi công móng cọc

Khảo sát địa chất

Chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc

Chuẩn bị mặt bằng thi công móng cọc

Thi công ép cọc

Thi công ép cọc

Thi công ép cọc

Thi công ép cọc

Thi công ép cọc

Đào đất móng cọc Gia công cốt thép móng cọc

Gia công cốt thép móng cọc Lắp dựng cốp pha

Đổ bê tông móng cọc

Bảo dưỡng bê tông móng cọc

Kiểm tra và nghiệm thu móng cọc

3.4. Quy trình thi công móng bè 

Quy trình thi công móng bè được đánh giá là phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao nhất trong 4 loại móng:

Quy trình thi công móng bè

Trình tự thi công móng bè

Chuẩn bị mặt bằng thi công móng bè

Đào đất hố móng bè

Đổ bê tông lót móng

Lắp dựng cốt thép móng bè

Lắp dựng cốp pha móng bè

Bảo dưỡng bê tông nghiệm thu móng bè

4. Cách tính chi phí thi công móng nhà chính xác nhất 

Đây là phần được quan tâm nhiều nhất trong quy trình thi công móng nhà. Cách tính chi phí sẽ có sự khác nhau tùy theo loại móng mà gia đình lựa chọn. 

Xem thêm: 

Dưới đây là giá thi công móng nhà trên thị trường hiện nay:

    • Móng đơn: 30% x Diện tích tầng 1 (tầng trệt) x Đơn giá xây thô 
    • Móng băng: 50% – 70%  x Diện tích tầng 1 (tầng trệt) x Đơn giá xây thô 
    • Móng cọc: 50 – 70% x Diện tích tầng 1 (tầng trệt) x Đơn giá xây thô 
    • Móng bè: 80 – 100% x  Diện tích tầng 1 (tầng trệt) x Đơn giá xây thô 

Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được một đơn giá hấp dẫn hơn nhiều khi thi công nhà trọn gói tại Xây Dựng Á Âu. Chúng tôi sẽ tính toán một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng để mang một đơn giá chính xác, tối ưu nhất cho chủ đầu tư. 

chi phí thi công móng nhà
Phương pháp tính tổng diện tích phần thô tại Xây Dựng Á Âu

Ví dụ: ngôi nhà có diện tích tầng 1 (tầng trệt) 4 x 20m, sử dụng móng đơn, đơn giá xây dựng phần thô: 3.800.000 đồng/m2. 

→ Diện tích mỗi sàn: 4 x 20m = 80m2 

→ Chi phí thi công phần móng: 80 x 30% x 3.800.000 = 91.200.000 đồng. 

Đổ bê tông móng nhà
Công tác đổ bê tông móng tại một công trình của Xây Dựng Á Âu

Xem thêm: 

Để có quy trình thi công móng nhà chất lượng, đúng kỹ thuật cần phải có đội ngũ kỹ sư, nhân công chuyên cao thực hiện. Nếu muốn nhận tư vấn chuyên sâu về kế hoạch xây dựng hay có nhu cầu xây nhà trọn gói, liên hệ ngay qua Hotline 0325 886 899 để được hỗ trợ miễn phí!