[Cẩm Nang] Xây Nhà Sàn Rỗng Bê Tông Cốt Thép Từ A Đến Z

Xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép là giải pháp xây dựng mới, mang đến nhiều đột phá. Song, vẫn còn rất nhiều sự hoài nghi về chất lượng, chi phí, tiện ích với hệ nhà này. Hãy cùng Xây Dựng Á Âu tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép 

1.1. Nhà sàn rỗng bê tông cốt thép là gì? 

Nhà sàn rỗng bê tông cốt thép là hệ nhà được xây dựng bằng sàn bê tông cốt thép không dầm và có các lỗ trống bên trong. Các lỗ trống này (thường được tạo ra bằng việc sử dụng hộp nhựa, hộp xốp, bóng nhựa rỗng) sẽ thay thế cho phần bê tông ở lõi sàn.

Nhà sàn rỗng bê tông cốt thép

Nhà sàn rỗng bê tông cốt thép được xem là một bước cải tiến lớn trong lĩnh vực xây dựng. Giải pháp dựa trên nguyên lý giảm trọng lượng tổng của sàn thông qua việc rút bớt bê tông tại những khu vực ít chịu lực, thay thế bằng những hộp rỗng. 

Điều này này giúp tiết kiệm tới 20% bê tông và tải trọng tổng thể so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đặc biệt là chất lượng và độ bền công trình không hề giảm đi, mà còn được tăng lên rất nhiều. 

>>> Xem thêm: 11+ Lưu Ý Khi Xây Nhà Thép Tiền Chế Mà Bạn Nhất Định Phải Biết

1.2. Cấu tạo của sàn rỗng bê tông cốt thép 

Hệ sàn khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép được cấu tạo từ 3 thành phần chính: bê tông, cốt thép chịu lực, hộp rỗng. 

Lớp bê tông bảo vệ: bao phủ toàn bộ bề mặt sàn, có tác dụng bảo vệ lớp cốt thép và tăng độ cứng cho sàn.

Cốt thép chịu lực: 

    • Kết cấu chịu lực kéo và chống nứt sàn, cường độ từ CB400 – CB500
    • Kích thước và mật độ lưới thép được tính toán dựa trên tải trọng của sàn 

Hộp rỗng:

    • Thường được làm từ chất liệu nhựa PP (Polypropylene)  
    • Gồm 3 dạng phổ biến: hộp nhựa rỗng, hộp xốp hoặc bóng nhựa 

Cấu tạo sàn rỗng bê tông cốt thép 

Lớp bê tông mặt bằng: 

    • Được đổ lên trên bề mặt sàn sau khi đã hoàn thành các giai đoạn khác 
    • Giúp tạo độ phẳng và khả năng chịu lực của sàn 

2. Ưu nhược điểm khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép 

Ưu – nhược điểm khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép là gì? 

1.1. Ưu điểm 

So với sàn bê tông cốt thép truyền thống, xây sàn rỗng bê tông cốt thép mang tới nhiều ưu điểm vượt trội: 

Khả năng vượt nhịp lớn 

Nếu như khả năng vượt nhịp của sàn bê tông cốt thép truyền thống chỉ dao động từ 5 – 6m thì sàn hộp rỗng có thể lên tới 20m. 

Qua đó, giúp giải phóng không gian, tạo sự linh hoạt khi bố trí công năng sử dụng. Việc đi đường điện nước cũng thuận tiện hơn do không phải phải vòng qua các điểm gãy khúc trên dầm. 

Giảm trọng lượng – Tiết kiệm chi phí

Xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép có thể giảm tới 20 – 30% tải trọng móng so với sàn đặc thông thường. Bằng việc sử dụng hộp rỗng thay thế cho bê tông vùng lõi, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vật liệu xây dựng, thời gian thi công và chi phí nhân công. 

Ưu nhược xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép 

Cách âm, cách nhiệt tốt: khả năng cách âm, cách nhiệt vượt trội nhờ có những khoảng trống trong sàn. 

Thẩm mỹ cao: xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép có thể ứng dụng đa dạng phong cách thiết kế nội thất, từ hiện đại cho tới truyền thống. 

Thân thiện với môi trường: giải pháp sử dụng hộp nhựa có thể tái chế, thân thiện với môi trường. 

1.2. Nhược điểm 

Việc xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép đòi hỏi đội ngũ thi công phải có kinh nghiệm, tay nghề. Bởi nếu thi công không tốt, có thể dẫn đến tình trạng rỗ đáy, đẩy nổi làm ảnh hưởng tới chất lượng của sàn. 

Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, việc tìm một nhà thầu uy tín là điều cần thiết. Sở hữu đội ngũ được đào tạo bài bản, cùng sự dẫn dắt của các kỹ sư chuyên môn cao, Xây Dựng Á Âu sẽ mang đến cho bạn một quy trình thi công kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật.

>> tìm hiểu thêm dịch vụ xây nhà trọn gói của chúng tôi TẠI ĐÂY

3. Phân loại sàn rỗng bê tông cốt thép phổ biến hiện nay

Sàn rỗng bê tông cốt thép được chia thành nhiều loại với đặc điểm khác nhau. Nắm rõ những thông tin dưới đây để tìm ra loại sàn phù hợp với công trình của mình: 

3.1. Sàn hộp nhựa 

Sàn hộp nhựa hay sàn hộp, sàn hộp không dầm, sàn bê tông hộp nhựa, sàn hộp vượt nhịp,… đều là một. 

Đây là loại sàn phẳng BTCT sử dụng hộp rỗng chế tạo từ nhựa tái chế. Các hộp này được đặt cố định tại lớp thép sàn vùng bê tông lõi (vùng ít có tác dụng chịu lực trong sàn). Từ đó, tạo nên những khoảng rỗng bên trong sàn sau khi hoàn thành quá trình đổ bê tông. 

Nhìn chung, xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép thì sàn hộp là loại được dùng phổ biến hơn cả. Chúng có thể khắc phục nhược điểm cố hữu của sàn bóng và chất lượng lại vượt trội hơn hẳn sàn xốp. 

Quá trình thi công cũng đơn giản, là sự lựa chọn hoàn hảo và an toàn cho nhiều chủ đầu tư. Một số loại sàn hộp nhựa được sử dụng nhiều tại các công trình Việt Nam: sàn Uboot (Daliform), sàn NEVO (Nautilus Evo),  sàn Lform, sàn phẳng Tbox,… 

Sàn hộp nhựa 

3.2. Sàn xốp 

Sàn xốp còn được biết đến với tên gọi khác là: sàn lõi xốp, sàn vượt nhịp xốp, sàn rỗng lỗi xốp,… 

Nếu như sàn hộp tạo rỗng bằng hộp nhựa, thì sàn xốp lại được tạo rỗng bằng khối xốp chống cháy làm từ nhựa EPS hoặc XPS. Các khối xốp này thường có dạng hình vuông, được bố trí theo bố cục nhất định và liên kết với nhau bằng thép lưới. 

Ưu thế nổi bật của loại sàn này là giá thành rẻ, thế nhưng chi phí vận chuyển lại khá cao do cồng kềnh. Hơn nữa, độ bền của sàn xốp chỉ ở mức ổn định, trường hợp nứt vỡ có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Sàn VRO, sàn ACIF là hai loại sàn xốp rất được ưa chuộng tại Việt Nam. 

Sàn xốp

3.3. Sàn bóng nhựa 

Sàn bóng nhựa sử dụng những quả bóng nhựa tại vùng bê tông lõi (vùng ít có tác dụng chịu lực trong sàn). Cấu tạo chính bao gồm hệ thống thép trên – dưới, các bóng dẹt nằm ở giữa. 

Sàn bóng nhựa mang đến độ bền cao cho công trình, nhưng lại tồn tại khá nhiều nhược điểm: thi công khó khăn, bóng dễ biến dạng và đẩy nổi,… Tại các công trình Việt Nam, sàn bóng nhựa Bubbledeck là loại được sử dụng phổ biến nhất. Sau đó là những cái tên: sàn Cobiax, sàn Span,… 

Sàn bóng nhựa 

4. Quy trình xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép 

4.1. Thi công sàn hộp nhựa

Quá trình thi công sàn hộp nhựa được Xây Dựng Á Âu thực hiện tuần tự theo 8 bước sau: 

quy trình thi công sàn hộp nhựa

trình tự thi công sàn hộp nhựa

chuẩn bị mặt bằng

Thi công lớp thép dưới

lắp đặt sàn hộp

lắp đặt sàn hộp

Lắp đặt sàn hộp

Thi công lớp thép trên

đổ bê tông sàn hộp nhựa

đổ bê tông sàn hộp nhựa

bảo dưỡng bê tông sàn hộp nhựa

4.2. Thi công sàn xốp 

quy trình thi công sàn xốptrình tự thi công sàn xốpchuẩn bị mặt bằng lắp đặt thép sàn lớp dưới lớp dầmlắp đặt thép sàn lớp dưới lớp dầmlắp đặt sàn xốp Lắp đặt thép sàn lớp trênLắp đặt thép sàn lớp trênThi công chống nổi, chống bềnh đổ bê tông sàn xốpbảo dưỡng bê tông sàn xốp

4.3. Thi công sàn bóng nhựa

Quy trình thi công sàn bóng trình tự thi công sàn bóng Hệ thống xà gồ, cầu phong ghép ván khuôn sàn bóng Lắp đặt lưới thép lắp đặt lưới thép lắp đặt cốt thép mũ cột ghép ván khuôn theo chu vi Đổ bê tông toàn khối Đổ bê tông toàn khối Tháo dỡ hệ chống đỡ, ván khuôn

5. Chi phí xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép là bao nhiêu? 

Chi phí xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: diện tích, vật liệu sử dụng, khẩu độ,…. Tuy nhiên, để gia chủ dễ hình dung và có thể tính toán phần nào kinh phí xây dựng, Xây Dựng Á Âu sẽ cung cấp một đơn giá tham khảo bên dưới. 

Để biết được đơn giá chính xác nhất cho công trình của mình, liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0325 886 899 nhé!

5.1. Chi phí xây nhà sàn hộp nhựa 

Theo giá thi công trên thị trường hiện nay, xây nhà sàn hộp nhựa (kích thước 50x50cm) có diện tích sàn 100m2, nhịp sàn 6m, dùng bê tông M300 thì đơn giá rơi vào khoảng  1.200.000đ/m2.

Còn đối với công trình diện tích sàn 200m2, nhịp sàn 10m thì đơn giá khoảng 2.000.000đ/m2. 

>> Xem thêm: [Bảng Giá] Thi Công Nhà Trọn Gói Đầy Đủ, Bảo Hành Lâu Dài

Chi phí xây nhà sàn hộp nhựa 

5.2. Chi phí xây nhà sàn hộp xốp 

Dưới đây là những khoản phí mà bạn cần chi trả nếu lựa chọn phương án xây nhà sàn hộp xốp: 

    • Hộp xốp: 250.000 – 350.000 đ/m2  
    • Thép, bê tông và cốp pha: 700.000 – 1.100.000 đ/m2

Tổng đơn giá dự kiến dao động từ 950.000 – 1.450.000 đ/m2 sàn.

6. Những lưu ý khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép 

Dưới đây là những điều mà bạn nên cân nhắc trước khi quyết định có xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép hay không: 

6.1. Độ dày sàn rỗng bê tông cốt thép trong thực tế

Trong quá trình xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép, sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới độ dày sàn. Cụ thể: 

    • Chiều cao công trình 
    • Tải trọng công trình 
    • Khoảng cách và kích thước của các nhịp 

Dựa trên những yếu tố trên, KTS của Xây Dựng Á Âu sẽ tính toán để có thiết kế sàn phù hợp với công trình. Trên thực tế, độ dày sàn trung bình rơi vào khoảng 180mm, 230mm, 280mm. Đối với những công trình đặc thù hơn, độ dày sẽ dao động từ 340mm, 390mm, 450mm để có thể đảm bảo kỹ thuật và an toàn. 

Độ dày sàn rỗng bê tông cốt thép

6.2. Xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép có đắt không? 

Xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép giúp tiết kiệm thời gian thi công, chi phí nhân công và cốt thép so với sàn truyền thống. Vì thế, ngay cả khi phát sinh thêm khoản phí công nghệ thì tổng chi phí vẫn thấp hơn hoặc tương đương so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. 

>>> Xem thêm: Giá Xây Nhà Trọn Gói Theo Yêu Cầu Chi Tiết Nhất 2024

6.3. Tuổi thọ sàn rỗng bê tông cốt thép như thế nào? 

Tuổi thọ sàn rỗng bê tông cốt thép tương đương với sàn truyền thống. Nếu sử dụng vật liệu chất lượng cao và thi công đúng kỹ thuật, tuổi thọ của loại sàn này có thể đạt tối thiểu là 50 năm.  

6.4. Những lỗi thường gặp khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép 

Đẩy nổi, rỗ đáy, nứt bê tông là ba lỗi thường gặp nhất khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép: 

Rỗ đáy: Khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép, bề mặt đáy sàn có những lỗ rỗng nhìn thấy rõ kết cấu tạo rỗng bên trong – gọi là hiện tượng rỗ đáy. 

Nguyên nhân chính là do bê tông không được đầm chặt hoặc bỏ qua bước đầm trong quá trình thi công. Hiện tượng này không chỉ làm mất thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng tới khả năng chịu lực và độ bền của kết cấu sàn.

lỗi khi xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép 

Đẩy nổi: là tình trạng các hộp tạo rỗng trong sàn bị đẩy nổi lên trong quá trình đổ bê tông. Hậu quả là độ dày sàn bị tăng lên, lớp bảo vệ bê tông phía trên lại mỏng đi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu công trình.

Nứt bê tông đáy sàn: Các vết nứt này có thể phát triển từ nguyên nhân khác nhau: vật liệu và hỗn hợp trộn không đảm bảo chất lượng, quy trình thi công,… 

Vừa rồi là tất tần tật những thông tin liên quan đến Xây nhà sàn rỗng bê tông cốt thép. Hy vọng có thể giúp gia chủ có thêm kiến thức về giải pháp xây dựng này. Là tổng thầu Xây nhà trọn gói hàng đầu miền Bắc, Xây Dựng Á Âu sẵn sàng hỗ trợ nếu khách hàng có nhu cầu qua Hotline 0325 886 899.