11+ Lưu Ý Khi Xây Nhà Thép Tiền Chế Mà Bạn Nhất Định Phải Biết
Nhà thép tiền chế đang là xu hướng “làm mưa làm gió” trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Song, đây vẫn là loại hình nhà khá mới mẻ với người Việt Nam. Trong bài viết này, Xây Dựng Á Âu sẽ tổng hợp chi tiết lưu ý khi xây nhà thép tiền chế để quá trình thi công được diễn ra thuận lợi.
1. Nhà thép tiền chế là gì?
Xây nhà thép tiền chế hay nhà tiền chế, nhà khung thép, nhà thép lắp ghép,… đều là một. Không giống nhà thông thường, nhà thép tiền chế được làm hoàn toàn từ cấu kiện thép được gia công sẵn. Tất cả sẽ được vận chuyển tới công trình và lắp dựng theo bản vẽ kiến trúc được thiết kế từ trước.
Nhà tiền chế thường được ứng dụng trong những trường hợp nào?
-
- Công trình yêu cầu thời gian thi công nhanh chóng, chi phí tiết kiệm
- Phù hợp để làm nhà ở tạm, nhà xưởng, kho bãi, showroom, siêu thị, cửa hàng,…
- Công trình trên địa hình phức tạp, nền đất yếu
- Yêu cầu linh hoạt, tiện lợi trong thiết kế và thi công
2. Cấu tạo cơ bản của nhà thép tiền chế
Về cơ bản, xây nhà thép tiền chế sẽ có 3 phần chính:
Hệ khung chính: được ví như “xương sống” của cả công trình. Hệ khung chính có tác dụng nâng đỡ, chịu lực, đảm bảo sự vững chãi và ổn định của nhà thép tiền chế. Hệ thống này bao gồm: hệ giằng, hệ xà gồ (chữ U, chữ Z, chữ C,…), hệ khung kéo chính,…
Hệ kết cấu phụ: bao gồm những bộ phận còn lại để tạo thành một ngôi nhà thép tiền chế hoàn chỉnh. Cụ thể là mái che, máng xối, hệ thống thông gió, hệ thống cửa, cầu thang, diềm trang trí, lối đi,…
Tùy theo đặc điểm, tính chất của công trình mà KTS của Xây Dựng Á Âu sẽ tối ưu phần này khi thiết kế.
Kết cấu bao che: bao gồm tôn lợp, tấm lót sàn, gạch, gỗ, ngói, tấm xi măng nội ngoại thất,… Bộ phận có nhiệm vụ phân chia khu vực chức năng, giới hạn không gian và bảo vệ ngôi nhà trước những tác động bên ngoài. Hơn nữa, kết cấu này cũng giúp “tô điểm” cho ngôi nhà thêm sang trọng, bắt mắt.
3. Ưu nhược điểm khi xây nhà thép tiền chế
Trong những năm gần đây, nhà thép tiền chế đang đang nổi lên như một “ngôi sao mới” trong lĩnh vực nhà dân dụng Việt Nam. Vậy loại nhà này có đặc điểm gì mà được đón nhận nồng nhiệt đến vậy?
3.1. Ưu điểm
Thi công nhanh chóng: nhờ việc sản xuất sẵn các cấu kiện theo bản vẽ chi tiết, thời gian xây nhà thép tiền chế khá nhanh chóng. Theo kinh nghiệm thi công nhà trọn gói của Xây Dựng Á Âu, tiến độ thi công thường bằng ⅓ so với nhà truyền thống. Cụ thể:
-
- 10 – 15 ngày với nhà cấp 4
- 30 – 45 ngày với nhà nhiều tầng
- 45 – 60 ngày với công trình phức tạp hơn
Chi phí thấp: đây là ưu điểm nổi bật khiến nhà thép tiền chế nhận được “cái gật đầu” ngay lập tức của chủ đầu tư. Chi phí dành cho vật liệu xây dựng, nhân công,… đều thấp hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống.
Thiết kế linh hoạt, tiện lợi: nhờ kết cấu thép linh hoạt, nhà thép lắp ghép dễ dàng đáp ứng được công năng, hình dáng mà gia chủ mong muốn. Đối với việc cải tạo, cơi nới sau này cũng vô cùng thuận tiện.
Bạn có thể thay đổi kết cấu, mở rộng công năng diện tích hoặc dời sang vị trí khác – điều mà một ngôi nhà truyền thống khó có thể làm.
Tuổi thọ cao: vì được làm từ thép chất lượng cao, khung chịu lực tốt nên có thể chống chọi ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Chất liệu này còn giúp đảm bảo ngôi nhà không bị mối mọt, ẩm mốc hay nứt nẻ theo thời gian.
Thân thiện với môi trường: vật liệu thép tái chế thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm.
>>> Xem thêm: Có Nên Xây Nhà Trọn Gói Hay Không? An Toàn Hay Nguy Hiểm?
3.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, bạn cũng cần cân nhắc kỹ những nhược điểm sau đây trước khi quyết định thi công:
Khả năng chịu lửa kém: mặc dù thép không dễ cháy, nhưng lại dễ bị biến dạng khi bị nung nóng từ 500 – 600°C. Từ đó, làm giảm khả năng chịu lực và làm sụp đổ kết cấu ngôi nhà.
Để cải thiện nhược điểm này, xây nhà thép tiền chế thường sơn phủ thêm một lớp vật liệu chống cháy, giúp kéo dài thời gian chịu nhiệt thêm 4 – 6 tiếng để dập tắt đám cháy kịp thời:
-
- Sơn chống cháy: phương pháp sử dụng một lớp sơn trương nở (intumescent) lên kết cấu thép. Khi gặp nhiệt độ cao, lớp sơn này sẽ phồng lên, tạo một lớp khí bảo vệ thép khỏi tác động. Sơn chống cháy giúp giữ được hình dáng gốc của kết cấu, khả năng bảo vệ cao nên giá thành cũng không hề rẻ.
-
- Phun bọt chống cháy: khả năng bảo vệ tốt, giá thành cũng dễ chịu hơn so với sơn chống cháy. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm bề mặt kết cấu xù xì, thiếu thẩm mỹ. Hơn nữa, việc thi công cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đảm bảo an toàn chất độc hại.
-
- Dùng tấm chống cháy chuyên dụng bọc xung quanh kết cấu thép: phương pháp hiệu quả và được áp dụng ngày một rộng rãi tại Việt Nam.
Cách âm và cách nhiệt kém: hãy sử dụng thêm một lớp vật liệu cách âm, cách nhiệt để có một môi trường sống hoàn hảo nhất.
Dễ bị ăn mòn, oxy hóa: kết cấu thép dễ bị oxy hóa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như Việt Nam. Tuy nhiên, nhược điểm này cũng không quá đáng ngại bởi các cấu kiện thép đều được sơn phủ một lớp chống ăn mòn, rỉ sét.
Thẩm mỹ hạn chế: do được lắp ráp từ các cấu kiện thép nên ngoại quan của nhà thép tiền chế thường khá đơn giản. Đặc biệt, rất khó để thực hiện với những ngôi nhà có nhiều chi tiết, phào chỉ phức tạp.
Chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao: bao gồm chi phí thay thế vật liệu hư hỏng, sơn chống cháy, chống rỉ,…
Một lưu ý khi xây nhà thép tiền chế tại Việt Nam chính là phải thông qua công ty hoặc xưởng sản xuất chế tạo, không thể tự mua rồi tự xây như nhà dân dụng truyền thống.
3.3. So sánh nhà thép tiền chế và nhà bê tông truyền thống
4. Những lưu ý khi xây nhà thép tiền chế quan trọng
Nắm rõ những lưu ý khi xây nhà thép tiền chế dưới đây để sở hữu một công trình hoàn hảo, chất lượng:
4.1. Lựa chọn phương án thiết kế phù hợp
Nhà tiền chế có kết cấu khá phức tạp, được kết nối từ nhiều bộ phận khác nhau: vách ngăn, mái, sàn,…
Vì thế, việc thiết kế là rất quan trọng nhằm đảm bảo kết cấu công trình được an toàn, vững chắc tuyệt đối. Đồng thời, tận dụng được tối đa công năng sử dụng, ngăn chặn được các chi phí phát sinh.
Một bản vẽ tốt cần đáp ứng được 4 tiêu chí: tính khoa học, thẩm mỹ, khả năng thực thi và đầy đủ công năng sử dụng. Để bạn đọc dễ dàng hình dung, hãy cùng tham khảo thiết kế dưới đây:
>> Xem thêm: Bảng Giá Thiết Kế Thi Công Nhà Trọn Gói Chi Tiết Từng Hạng Mục
4.2. Lựa chọn vật liệu phù hợp
Vật liệu xây dựng tác động trực tiếp tới chi phí xây dựng của cả ngôi nhà. Tùy theo điều kiện và nhu cầu sử dụng mà gia chủ lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp. Song, cũng cần chú ý đảm bảo tới an toàn và chất lượng công trình. Đây là lưu ý khi xây nhà thép tiền chế mà bạn nhất định phải biết!
Khung thép: đây là vật liệu chính khi xây dựng nhà thép tiền chế nên cần lựa chọn hết sức kỹ lưỡng:
-
- Nhà xưởng sản xuất: nên dùng khung thép chữ I hoặc H
- Nhà ở dân dụng: phù hợp với khung chữ C hoặc thép hộp
- Nhà kho: khung chữ H hoặc khung tổ hợp
Tôn lợp mái: có rất nhiều loại tôn lợp mái cho nhà tiền chế: tôn cách nhiệt, tôn lấy sáng và tôn thường,… Căn cứ vào điều kiện tài chính, mục đích sử dụng mà chủ đầu tư đưa ra lựa chọn phù hợp.
Vách nhà tiền chế: đối với phần vách nhà tiền chế, bạn có thể tham khảo danh sách phổ biến sau đây:
Tốt nhất, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của các đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm dày dặn, Xây Dựng Á Âu sẽ mang đến cho bạn danh sách những vật liệu chất lượng mà không hề tốn kém, lãng phí.
>>> Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ:
Hotline: 0325 886 899
4.3. Quy trình thi công nhà thép tiền chế đúng chuẩn
Để làm ra một công trình nhà thép tiền chế cần trải qua 3 giai đoạn chính:
-
- Thiết kế bản vẽ chi tiết
- Gia công cấu kiện (số lượng và kích thước theo bản vẽ)
- Lắp dựng hoàn thành công trình
Hãy đảm bảo rằng công trình của bạn được thi công đúng theo bản vẽ đã được phê duyệt. Đừng quên các yếu tố liên quan đến an toàn lao động và vệ sinh môi trường nhé!
Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thi công, bạn cần nắm rõ một số lưu ý khi xây nhà thép tiền chế sau:
Cấp độ của bulong kết cấu: một bộ phận cực kỳ quan trọng trong nhà thép tiền chế chính là các bulong kết cấu.
Chúng có tác dụng liên kết các cấu kiện trong nhà thép tiền chế. Hãy kiểm tra thật kỹ chất lượng (bằng thí nghiệm) cũng như chứng chỉ xuất xưởng của toàn bộ bulong nhé!
Độ chắc chắn của gian khóa: trong công trình nhà thép tiền chế, gian khóa là kết cấu quan trọng được lắp đặt đầu tiên. Gia chủ cần kiểm tra hệ thống dầm kèo và cột trong gian khóa đã đủ đảm bảo tiêu chuẩn hay chưa?
Nếu chưa thì cần tiếp tục điều chỉnh cho đến khi kết cấu được vững chắc và không bị lệch.
Chú ý tới phương vị cấu kiện: muốn xây nhà thép tiền chế an toàn, chất lượng thì không thể không chú ý tới phương vị của cấu kiện. Trong đó, hai phần quan trọng nhất là khung kèo chính và dầm kèo đầu hồi.
Tốt nhất, nên căn chỉnh phương vị ngay sau khi hoàn thành lắp đặt mỗi phần kết cấu của khung. Tuyệt đối không nối các cấu kiện bằng liên kết vĩnh cửu nếu hệ thống khung thép chưa được căn chỉnh phương vị, độ cao.
Lực xiết bulong: kiểm tra xem lực xiết bulong đã đạt chưa cũng là lưu ý quan trọng khi xây nhà thép tiền chế. Lực xiết bulong phải tuân thủ theo đúng dải lực thiết kế, lực quá non hay quá lực cũng đều không được. Sau khi xiết bulong xong ở vị trí nào, cần đánh dấu lại để không bỏ sót vị trí nào.
Kiểm tra toàn bộ kết cấu công trình: sau khi hoàn thành việc lắp dựng kết cấu nhà thép tiền chế, hãy kiểm tra lại một lượt xem trước khi tiến hành những hạng mục khác. Nếu công trình gặp lỗi gì thì cần tiến hành sửa chữa, điều chỉnh ngay lập tức.
Nghiệm thu công trình: xây nhà thép tiền chế hay bất kỳ công trình nào thì nghiệm thu cũng là yếu tố bắt buộc. Đây sẽ là cơ sở đánh giá chất lượng, sự an toàn của công trình một cách chính xác nhất.
4.4. Lựa chọn nhà thầu uy tín
Đây được coi là yếu tố then chốt, quyết định tới chất lượng chi phí và tiến độ của cả công trình. Hợp tác với một nhà thầu uy tín giúp bạn sở hữu một tổ ấm hoàn hảo, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Được biết đến như một tổng thầu xây nhà trọn gói hàng đầu tại Miền Bắc, Xây Dựng Á Âu đang trở thành điểm đến tin cậy với nhiều khách hàng có nhu cầu xây nhà thép tiền chế.
>>> Tham khảo dịch vụ xây nhà trọn gói của chúng tôi TẠI ĐÂY.
Sở hữu đội ngũ KTS – KS giàu kinh nghiệm và sáng tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu từ khách hàng. Trong hơn 1000 dự án đã thực hiện đều sở hữu thiết kế ấn tượng, công năng khoa học, phản ánh được phong cách riêng của gia đình.
Khi đến với Xây Dựng Á Âu, bạn sẽ được trải nghiệm một quy trình làm việc chuyên nghiệp và minh bạch. Từ bước khảo sát tư vấn, thiết kế, thi công cho đến nghiệm thu đều được thực hiện một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng.
Nếu còn đang băn khoăn về vấn đề giá thành và tiến độ thi công thì cũng đừng quá lo lắng. Xây Dựng Á Âu sẽ mang đến một hợp đồng chi tiết, minh bạch với mức giá cạnh tranh nhất. Thông qua việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu chất lượng cao cùng quy trình kiểm soát chặt chẽ giúp công trình luôn bền vững theo thời gian.
>> Liên hệ ngay qua số Hotline: 0325 886 899 để nhận được tư vấn chuyên sâu cho dự án xây dựng của bạn.
5. Những câu hỏi thường gặp khi xây nhà thép tiền chế
Xây nhà thép tiền chế hết bao nhiêu? Có cần đào móng không? Nhà thép tiền chế có bền không… là những câu hỏi mà Xây Dựng Á Âu nhận được rất nhiều từ khách hàng trong quá trình tư vấn.
5.1. Giá xây nhà thép tiền chế là bao nhiêu?
Theo cập nhật mới nhất, giá xây nhà thép tiền chế dao động trung bình từ 1.600.000 VNĐ/m2 đến 3.000.000 VNĐ/m2:
Loại hình nhà | Đơn giá (đồng/m2) |
Nhà cấp 4 | 1.200.000 – 1.500.000 |
Nhà dân dụng | 1.400.000 – 2.500.000 |
Homestay | 2.500.000 – 2.700.000 |
Nhà tiền chế dạng container | 1.600.000 – 1.900.000 |
Quán cafe, nhà hàng | 2.500.000 – 3.500.000 |
Nhà tiền chế công nghiệp | 1.500.000 – 3.000.000 |
>>> Xem thêm: Cách Tính Xây Nhà Trọn Gói Đơn Giản, Chính Xác Cao
Lưu ý: Đơn giá chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ có sự thay đổi theo từng diện tích, quy mô, yêu cầu của từng công trình cụ thể. Nếu muốn biết đơn giá chính xác cho công trình của mình, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0325 886 899.
5.2. Nhà thép tiền chế có bền không? Tuổi thọ là bao lâu?
Nhìn chung, nhà thép tiền chế sẽ có tuổi thọ cao nếu được thi công đúng cách và bảo dưỡng thường xuyên. Tuổi thọ công trình khuyến cáo có thể lên đến 50 năm hoặc hơn.
Do đó, nếu có ý định xây nhà thép tiền chế thì bạn cần tìm hiểu những biện pháp phù hợp để bảo vệ độ bền cho công trình nhé!
5.3. Xây nhà thép tiền chế có cần đào móng không?
Xây nhà thép tiền chế có cần đào móng không? Câu trả lời là CÓ, tuy nhiên yêu cầu về quy trình thi công móng nhà sẽ không cao bằng nhà bê tông cốt thép truyền thống. Nguyên nhân bởi loại hình nhà này có tải trọng nhẹ và kết cấu cũng linh hoạt hơn nhiều.
Để biết công trình của mình có cần xin giấy phép xây dựng hay không, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
5.4. Nhà thép tiền chế bảo dưỡng có khó không?
Cũng giống như nhà truyền thống, nhà khung thép cũng cần được thực hiện bảo dưỡng định kỳ để ngôi nhà luôn bền đẹp. Đối với việc bảo dưỡng cũng không quá khó khăn nhưng chi phí bảo dưỡng lại khá cao. Đây là hạn chế mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định có nên xây dựng loại hình nhà này không.
Việc bảo dưỡng nhà thép tiền chế thường bao gồm những hạng mục sau:
-
- Khung thép: kiểm tra mối hàn, bulong, ốc vít,… xem có dấu hiệu rỉ sét không
- Kiểm tra mái, vách tường: kiểm tra xem các tấm lợp mái, vách tường có bị rò rỉ, bong tróc không
- Hệ thống thoát nước: đảm bảo máng xối, ống thoát nước,… không tắc nghẽn
- Hệ thống điện: đường dây điện, ổ cắm, cầu dao,… vẫn hoạt động tốt và an toàn
- Lớp sơn nhà, mạ kẽm các cấu kiện thép: nếu thấy bong tróc cần sơn phủ lại ngay
- Vệ sinh nhà: dọn dẹp sạch sẽ rong rêu, bụi bẩn tại vách tường, khung thép, mái,…
6. Gợi ý mẫu nhà thép tiền chế tiết kiệm, được ưa chuộng nhất
Tham khảo ngay gợi ý một số mẫu nhà thép tiền chế đẹp và được ưa chuộng nhất hiện nay để có thêm ý tưởng thiết kế cho không gian sống gia đình:
Vừa rồi là tất tần tật những lưu ý khi xây nhà thép tiền chế mà bạn nhất định phải biết. Hy vọng có thể giúp bạn đọc tìm ra phương án thiết kế thi công phù hợp. Liên hệ ngay với Xây Dựng Á Âu qua Hotline 0325 886 899 để được tư vấn miễn phí về dịch vụ Xây nhà trọn gói.