05 Mẫu Hợp Đồng Xây Dựng Nhà Đảm Bảo Quyền Lợi, Mới Nhất 2024

Bạn đang có ý định xây nhà nhưng lại lo ngại hợp đồng thiếu minh bạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn viết hợp đồng xây dựng nhà chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi. Cùng với đó là 05 mẫu hợp đồng đầy đủ, cập nhật mới nhất để bạn có thể tải xuống dùng. 

1. Hợp đồng xây dựng nhà là gì? 

Căn cứ theo Luật Xây Dựng 2014, hợp đồng xây dựng nhà là hợp đồng dân sự được lập ra giữa hai bên: nhà thầu và chủ đầu tư. Nhằm xác nhận rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bên liên quan trong quá trình xây dựng nhà. 

Hợp đồng xây dựng nhà là gì

Hợp đồng là thủ tục pháp lý khi xây nhà đầu tiên, giúp đảm bảo quyền lợi và sự an toàn cho chủ đầu tư. Góp phần cho công trình được hoàn thành đúng chất lượng, tiến độ theo thỏa thuận trước đó. 

Căn cứ theo giá, hợp đồng xây dựng nhà thường được chia thành 2 loại chính: 

Hợp đồng làm nhà trọn gói: là loại hợp đồng có giá trị được xác định từ trước và sẽ cố định trong suốt quá trình thi công (ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hay phạm vi công việc có sự thay đổi). 

Khi đó, chủ đầu tư chỉ cần chi trả khoản phí theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, nhà thầu sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ những việc còn lại. 

>>> Xem thêm: Có Nên Xây Nhà Trọn Gói Hay Không? Tiết Kiệm Hay Lãng Phí? 

Hợp đồng theo đơn giá cố định: là hợp đồng có giá trị được xác định dựa trên đơn giá (đồng/m2) của từng hạng mục công việc. Tùy vào đơn giá (đồng/m2) và khối lượng công việc thi công thực tế (m2) mà giá trị hợp đồng cũng khác nhau. 

Hợp đồng làm nhà trọn gói

2. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà chuẩn xác, cập nhật mới nhất 

Dưới đây là 05 mẫu hợp đồng xây dựng nhà đầy đủ, chi tiết mới nhất theo pháp luật hiện hành. Gia chủ có thể tham khảo, tải xuống và chỉnh sửa cho phù hợp với công trình của mình: 

>>>> TẢI NGAY

(1) Mẫu hợp đồng xây dựng nhà số 1 

(2) Mẫu hợp đồng xây dựng nhà số 2 

(3) Mẫu hợp đồng xây dựng nhà số 3

(4) Mẫu hợp đồng xây dựng nhà số 4

(5) Mẫu hợp đồng sửa chữa, cải tạo nhà cũ

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 1

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 2

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 3

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 4

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 5

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 6

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 7

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 8

 

 

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà 9

3. Những điều khoản cần có trong hợp đồng xây dựng nhà 

Muốn tránh được rủi ro, đảm bảo tối đa quyền lợi của bản thân thì điều khoản hợp đồng cần chặt chẽ, đầy đủ. Tuy nhiên, đây lại không phải là điều dễ dàng với những người không có kinh nghiệm. 

Là một tổng thầu xây dựng uy tín với gần 10 năm kinh nghiệm. Xây Dựng Á Âu sẽ chia sẻ tới bạn những điều khoản “vàng” bắt buộc phải có trong bản hợp đồng như sau: 

1. Thông tin đối tượng tham gia hợp đồng 

Bao gồm thông tin cần thiết của 2 bên: 

    • Bên A (bên CĐT): họ và tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số CMT/CCCD
    • Bên B (bên thi công): họ và tên của người đại diện, chức vụ, địa chỉ,…  

2. Nội dung hợp đồng 

Trình bày ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng về nội dung của bản hợp đồng. Trong đó, nêu rõ nơi thi công, phạm vi công việc, khối lượng thi công chi tiết, tiến độ thực hiện. 

Đặc biệt với khối lượng thi công, bạn cần yêu cầu nhà thầu cung cấp thật chi tiết (quy cách, đơn vị, khối lượng, đơn giá,…) cho từng hạng mục (phần thô, phần hoàn thiện). Điều này giúp gia chủ có thể dễ dàng quản lý chất lượng thi công. Đồng thời, hạn chế tối đa trường hợp nhà thầu có ý định đánh tráo, gian lận vật tư.

Phụ lục hợp đồng

3. Hình thức – Giá trị hợp đồng 

Điều khoản cần làm rõ: 

    • Hình thức hợp đồng: trọn gói hay theo đơn giá cố định,… 
    • Tổng giá trị hợp đồng: được ghi chính xác bằng cả số lẫn chữ. Đơn vị tính là Việt Nam Đồng. 

4. Thanh toán hợp đồng 

Chủ đầu tư và nhà thầu làm rõ hai thông tin sau: 

    • Hình thức thanh toán: chuyển khoản hay tiền mặt. 
    • Thời hạn thanh toán: bao nhiêu đợt, số tiền chi tiết trong mỗi đợt là bao nhiêu? 

Lưu ý, tuyệt đối không để số tiền thanh toán vượt quá khối lượng xây dựng. Phòng trường hợp trong quá trình thi công gặp sự cố, nhà thầu “bỏ trốn” sẽ gây bất lợi rất lớn cho gia chủ. 

Vì thế, Xây Dựng Á Âu khuyên bạn nên chia nhỏ thành từng đợt thanh toán nhỏ, trung bình mỗi đợt 10 – 20% GTHĐ. Chẳng hạn, như trong  một hợp đồng xây nhà trọn gói thực tế của chúng tôi:

Điều khoản thanh toán

5. Điều chỉnh, bổ sung hợp đồng 

Khi xây nhà, sẽ không thiếu những lúc gia chủ muốn thay đổi ý định so với thiết kế ban đầu. Chỉ khi ngôi nhà dần “thành hình” thì mới phát hiện ra mình cần xây thêm cái này hay thay đổi cái kia. 

Điều khoản “Điều chỉnh, bổ sung hợp đồng” được sinh ra để giúp bản hợp đồng xây dựng nhà được linh hoạt hơn. 

Hoặc trong trường hợp bất khả kháng do thiên tai, bão lũ,… hay sự kiện nào đó không thể lường trước. Chủ đầu tư và nhà thầu cần ngồi lại để điều chỉnh lại hợp đồng cho phù hợp với tình hình thực tế.

Khi các điều chỉnh, bổ sung được các bên thống nhất sẽ được đưa vào phụ lục hợp đồng làm cơ sở thanh quyết toán. 

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên 

Đây là điều khoản quan trọng hàng đầu trong hợp đồng xây dựng nhà ở. 

Đối với bên A (chủ đầu tư): 

    • Yêu cầu quyền theo dõi, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng của bên B 
    • Yêu cầu bên B cung cấp mọi thông tin liên quan đến hợp đồng 

Quyền và nghĩa vụ của các bên 

Đối với bên B (nhà thầu): 

    • Phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến việc thực hiện hợp đồng mà bên A yêu cầu 
    • Luôn có kỹ sư giám sát tại hiện trường công trường 
    • Đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và tiến độ công trình theo đúng hợp đồng
    • Đảm bảo an ninh, an toàn PCCC, vệ sinh môi trường. Trường hợp xảy ra sự cố sẽ có hình thức phạt phù hợp 
    • Thông báo với bên A mọi sự thay đổi, trở ngại,… trong quá trình thi công 
    • Đảm bảo cung cấp vật tư theo đúng phụ lục hợp đồng, nếu không sẽ có hình thức phạt phù hợp 

7. Điều khoản bảo hành 

Nhiều gia đình thường mắc sai lầm khi không giữ lại % bảo hành hoặc thời gian bảo hành quá ngắn. Nếu gặp phải nhà thầu không có tâm, công tác bảo hành sẽ không được thực hiện hoặc bị trì trệ. Gia chủ thì phải chịu nhiều phiền toái do ngôi nhà bị hư hại mà không được sửa chữa kịp thời. 

Vì vậy, điều khoản bảo hành rõ ràng là không thể thiếu trong hợp đồng xây dựng nhà ở. Gia chủ cần giữ lại tối thiểu 2 – 5% GTHĐ trong khoảng thời gian từ 12 – 24 tháng.

Điều khoản bảo hành 

8. Phạt hợp đồng 

Để đảm bảo quyền lợi của bản thân, bạn tuyệt đối không để một mức phạt thấp hoặc không rõ ràng. Nếu không, sẽ không đủ “răn đe” nếu nhà thầu chậm tiến độ, kém chất lượng. 

    • Mức phạt thấp nhất: 0.7% – 1% GTHĐ/ tuần chậm tiến độ. Bên A sẽ là người chịu hoàn toàn khoản phí này và số ngày chậm trả không vượt quá 2 tuần. 
    • Mức đến bù ít nhất 10% GTHĐ nếu tự ý hủy hợp đồng 

Đặc biệt, cần lưu ý không để phạt chủ nhà cao hơn cả nhà thầu. Đồng thời, đưa ra các điều khoản phạt, chấm dứt hợp đồng nếu vi phạm đến từ phía nhà thầu. 

9. Giải quyết tranh chấp

    • Nêu rõ phương án giải quyết khi xảy ra tranh chấp mà hai bên đã thỏa thuận
    • Sau bao ngày kể từ khi xảy ra mà tranh chấp không được giải quyết thông qua phương án hòa giải thì sẽ nhờ đến tòa án? 
    • Trong quá trình giải quyết tranh chấp, hai bên vẫn sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng hay dừng lại? 

Giải quyết tranh chấp

10. Hiệu lực hợp đồng: Hợp đồng có hiệu lực kể từ khi nào? Được lập thành mấy bản và do ai nắm giữ?

11. Các điều khoản khác

Ngoài những điều khoản quan trọng trên, bạn có thể bổ sung thêm một số điều dưới đây để bản hợp đồng của mình thêm chặt chẽ: 

    • Giờ làm việc: mỗi ngày làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? Có bao gồm ngày lễ tết theo quy định không? 
    • Chấm dứt hợp đồng: hợp đồng được chấm dứt ngay lập tức trong trường hợp nào? 
    • Sự kiện bất khả kháng: khi nào được coi là sự kiện bất khả kháng?  Cách xử lý các vấn đề khi sự kiện bất khả kháng xảy ra? Sự kiện bất khả kháng có được tính vào tiến độ thi công không?
    • Nghiệm thu công trình: thời gian thông báo cho bên A nghiệm thu công trình? Trường hợp bên A không đến nghiệm thu theo đúng thời gian thì sẽ như thế nào? Các quy trình phải được nghiệm thu thì bên B mới có thể thực hiện: đổ bê tông, phủ kín hệ thống ống thải ngầm? 
    • Bàn giao và thanh lý hợp đồng

Các điều khoản khác

4. Những câu hỏi thường gặp khi làm hợp đồng xây dựng nhà 

4.1. Giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế VAT chưa? 

Giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế VAT chưa, còn phụ thuộc vào yêu cầu thi công và thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, đối với hợp đồng xây dựng nhà dân dụng (nhà cấp 4, nhà phố) thường chưa bao gồm thuế VAT.

Lưu ý, điều này cần ghi rõ trong hợp đồng để tránh những phiền toái, tranh chấp về sau. 

4.2. Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư có thể thay đổi thiết kế không?

Sau khi ký hợp đồng xây dựng nhà, bạn có thể thay đổi thiết kế. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn tới nhiều tranh chấp giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Một số vấn đề mà bạn phải đối mặt nếu thay đổi thiết kế: 

    • Có thể phát sinh chi phí thi công 
    • Thời gian thi công bị đình trệ hay kéo dài 
    • Nếu thiết kế thay đổi không đảm bảo quy định sẽ không nhận sự phê duyệt của cơ quan chức năng 

Vì thế, hãy suy nghĩ và bàn bạc thật kỹ với nhà thầu để đạt đi đến thỏa thuận chung nếu bạn muốn thay đổi thiết kế nhé!

Câu hỏi thường gặp hợp đồng xây dựng nhà

4.3. Để hạn chế rủi ro khi ký hợp đồng xây dựng nhà, cần quan tâm những vấn đề gì? 

Quá trình xây nhà chịu tác động rất lớn bởi giá cả thị trường: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc,… Vì vậy, để giảm bớt rủi ro khi ký hợp đồng, chủ đầu tư lựa chọn giá thầu phù hợp nhất với yêu cầu công trình. 

Khi thi công nhà trọn gói tại Xây Dựng Á Âu, bạn sẽ được cung cấp một bảng dự toán chi phí với độ chính xác cao nhất. Chủ đầu tư chỉ việc chi trả theo đúng số tiền ghi trên hợp đồng mà không cần phải lo lắng thêm bất kỳ vấn đề nào khác. Nhờ vậy những phát sinh do lạm phát giá,… được hạn chế ở mức tối đa. 

>>> Tham khảo ngay những dự án tiêu biểu của chúng tôi TẠI ĐÂY. 

Tiếp theo, hãy chắc chắn rằng đã đọc kỹ và hiểu hết tất cả những điều khoản trong hợp đồng. Nếu thuật ngữ khiến bạn khó hiểu, đừng ngần ngại nhờ sự hỗ trợ của người có chuyên môn. Từng hạng mục trong hợp đồng phải được thể hiện chi tiết, rõ ràng, không mập mờ. 

Hạn chế rủi ro

4.4. Hợp đồng xây dựng nhà nhất thiết phải có những nội dung nào? 

Một hợp đồng xây dựng nhà cơ bản, nhất thiết phải có một phần hoặc toàn bộ những nội dung sau: 

(1) Thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng 

(2) Định nghĩa và diễn giải

(3) Luật và ngôn ngữ sử dụng của hợp đồng 

(4) Loại tiền thanh toán 

(5) Khối lượng công việc 

(6) Giá trị hợp đồng 

(7) Điều chỉnh giá hợp đồng

(8) Tiến độ thực hiện công việc và thời gian hoàn thành 

(9) Quyền và nghĩa vụ của 2 bên tham gia hợp đồng 

(10) Quản lý chất lượng công trình 

(11) Nghiệm thu 

(12) Bảo hành công trình 

(13) Bảo vệ môi trường, an toàn lao động và PCCC 

(14) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng 

(15) Bất khả kháng 

(16) Thưởng phạt vi phạm hợp đồng 

(17) Trách nhiệm với những sai sót 

(18) Giải quyết tranh chấp 

(19) Quyết toán và thanh lý hợp đồng 

Vừa rồi là tổng hợp những mẫu hợp đồng xây dựng nhà chi tiết, được cập nhật mới nhất. Hy vọng giúp gia chủ đảm bảo quyền lợi và hạn chế rủi ro trong quá trình xây nhà. Nếu cần tư vấn về giải pháp thi công cho ngôi nhà của mình, liên hệ ngay với Xây Dựng Á Âu để được hỗ trợ nhanh chóng!